Du học sinh về nước tìm việc có dễ dàng?

0

Sẵn sàng du học – Những ưu thế của du học sinh mà nhiều người hay nhắc đến là kỹ năng tiếng Anh, tư duy mới mẻ có đủ giúp họ cạnh tranh với bạn bè trong nước hay không?

Một cựu du học sinh chia sẻ: “Mình về nước từ đầu năm 2015 nhưng chưa đi xin việc ngay, còn lo ăn Tết (cười) đến 2-3 tháng, mình chủ quan nghĩ tìm việc ở đây chắc nhanh thôi. Ai ngờ phỏng vấn đến công ty thứ 4 mới được nhận, mà cũng chỉ làm intern. 2 tháng sau thì mình nghỉ vì thấy là ở chỗ đó cũng không học hỏi thêm được kỹ năng hay kiến thức gì nhiều. Sau đó cũng qua vài chỗ nữa, tới bây giờ vẫn chưa tìm được công việc hài lòng. Ai nói đi du học xong về nước thì sự nghiệp thênh thang chứ mình thấy cũng không dễ dàng gì đâu.

Thật ra là mình học ngành Tài chính, cũng không phải là đam mê gì cả, chỉ là thấy ngành đó có vẻ hot, nghe cũng oai. Đi làm ở vài ngân hàng, quỹ này nọ mình thấy không hợp. Mình thấy thích làm ở các nhà hàng khách sạn hơn. Nhưng mỗi khi nhắc đến chuyện này là ba mẹ mình lại bàn ra, nếu không muốn nói là cấm cản. Mẹ mình nói con nhà người ta đi du học về thì làm trưởng phòng phó phòng, ai đời mình lại đi làm quản lý nhà hàng làm việc theo ca”.

ssdhduhocsinh

ĐỐI MẶT

Một số vấn đề mà các bạn du học sinh nên chuẩn bị tinh thần để đối mặt khi về nước tìm việc sau mấy năm du học:

Thiếu hiểu biết về thị trường

Dù làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, khi về Việt Nam, bạn cũng cần có thời gian tìm hiểu lại bức tranh tổng thể về quy mô, nguyên tắt hoạt động và xu hướng của lĩnh vực đó. Tuy vậy, đây là những kiến thức, thông tin mà bạn có thể tự cập nhật được thông qua sách báo, trò chuyện cùng những người đi trước.

Còn có những thứ thuộc về trải nghiệm cá nhân bạn chỉ có được khi nào thực sự làm việc trong lĩnh vực đó chứ không thể “đi tắt đón đầu” như nhiều người vẫn nói.

Chỉ nói đến những việc đơn giản như bạn cần in ấn các tài liệu marketing số lượng lớn những không biết nơi nào cho giá tốt, màu chuẩn, cần tìm quà tặng đại lý vào những dịp lễ tết cũng không biết nhiều nguồn để chọn lựa cho phù hợp…

Những thứ như vậy có thể bị xếp vào hàng tiểu tiết, nhưng khi mà công việc thường ngày đòi hỏi bạn phải thực hiện những tiểu tiết đó một cách nhanh chóng và hiệu quả thì đó thật sự là điều ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của bạn.

Thiếu kinh nghiệm thực tế ở một tổ chức/ công ty ở Việt Nam

Đa số du học sinh thực tập ở một công ty/ tổ chức ở nước mà họ học tập chứ ít bạn nào về Việt Nam thực tập. Điều này chỉ có ưu thế khi bạn ứng tuyển vào những công ty đa quốc gia đó có văn phòng tại Việt Nam. Nếu bạn ứng tuyển vào các công ty khác, việc thiếu kinh nghiệm về văn hoá doanh nghiệp của họ sẽ là một rào cản mà bạn cần phải vượt qua.

Sự mong muốn của họ về chế độ đãi ngộ/ lương quá cao

Khó khăn thứ 3 đến từ chính bản thân du học sinh/ gia đình khi mà sự mong muốn của họ về chế độ đãi ngộ/ lương quá cao so với mặt bằng chung của thị trường. Như tâm sự của bạn nữ ở đầu chương trình, bố mẹ bạn còn tâm lý du học sinh về nước là phải được trọng vọng và đã không ủng hộ khi bạn muốn làm những công việc không có vẻ “oách” như trưởng phòng, phó phòng.

Một du học sinh khác cũng ở trong hoàn cảnh tương tự: “Nói thật là lúc mới về Việt Nam mình cũng không biết là mình thích làm gì đâu. Ba mẹ thì nay giới thiệu công ty của người quen này, mai lại giới thiệu công ty của họ hàng khác. Mình cũng làm qua vài chỗ, đi làm mà không hề thấy vui. 8 tiếng ăn mặc đẹp đẽ ngồi trong phòng máy lạnh đối với mình dài như 16 tiếng vậy. Trong ngày, thời gian mình thấy vui nhất là tối tối về nhà, tự pha bột nướng bánh – những loại bánh quy mà mình đã học được hồi đi du học. Rồi mình có ý tưởng làm một tiệm bánh nho nhỏ, không đi làm ở đâu cả. Nghe mình nói vậy, cả nhà ai cũng cản, bảo là cái đó chỉ làm cho vui thôi, chứ sẽ không phát triển đến đâu đâu”.

Thu Phương (SSDH) – Theo duhocsinh.us

Share.

Leave A Reply