Du học Úc: Du học sinh làm thêm cần chú ý điều gì?

0

Sẵn sàng du học – Sinh viên quốc tế đi học tại nước ngoài ai cũng tìm việc làm thêm, làm thêm không chỉ vì có thêm thu nhập mà còn rèn luyện kĩ năng thực tế trong cuộc sống. Tuy nhiên, các bạn luôn phải nhớ rằng làm là phụ học là chính, khi đi làm thêm các bạn nhớ chú ý những vấn đề sau nha!

Phân biệt casual job và part-time job

Cũng như ở nhiều nước khác, công việc phổ biến nhất của các du học sinh Việt Nam là chạy bàn, phụ bếp cho các nhà hàng châu Á. Tuy nhiên, những nơi này trả tiền lương nhân viên bằng tiền mặt và đôi khi không trả đúng mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Khi làm những công việc dạng này bạn cũng không được hưởng quyền lợi bảo hiểm lao động hay lương hưu mà chỉ được trả theo giờ. Đây là dạng công việc điển hình của hình thức làm thêm có tên gọi casual-job.

lam them 1

Luôn luôn trau dồi kỹ năng tiếng Anh Du học

Một số bạn không thông thạo ngoại ngữ hoặc chưa đủ tự tin làm việc với người nước ngoài thường chọn làm việc tay chân như khuân vác ở các cửa hàng, chợ Việt Nam để kiếm thêm. Tuy nhiên, việc làm nặng nhọc sẽ khiến bạn mệt mỏi và không đủ sức để học tốt trên giảng đường. Do đó, hãy cố gắng trau dồi tiếng Anh để có kỹ năng giao tiếp tốt và xin được những việc làm thêm ngay tại khu học xá đáng mơ ước, vừa có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, vừa ít hao tổn nhiều sức lực, như trợ giảng (university tutor) hay quản thư trong thư viện trường (university librarian).

Kỹ năng nói tiếng Anh tốt có thể sẽ giúp bạn kiếm được việc làm một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những công việc yêu cầu giao tiếp và đối đáp với khách hàng với mức thù lao khá hơn (khoảng 20 AUD/giờ). Đây chính là yếu tố quyết định một du học sinh có thể kiếm được việc làm ngay khi vừa mới bước chân đến Úc hay phải mất gần năm trời mới tìm được công việc đầu tiên.

Xin giấy phép làm việc hợp pháp

Sinh viên nước ngoài chỉ được đi làm 40 giờ/2 tuần trở xuống trong thời gian đi học (và toàn thời gian trong kỳ nghỉ). Muốn đi làm, bạn cần phải xin giấy phép làm việc (working permit) tại Sở Di trú. Ngoài ra bạn cũng phải tiến hành đăng ký Mã số Thuế (Tax File Number). Nên nhớ rằng, “nhập gia tùy tục”, đừng nên cố gắng làm những việc không đúng quy định và luật pháp ở nước ngoài nếu như bạn vẫn muốn có một con đường định cư tại Úc. Hãy tìm các chuyên viên để được tư vấn kỹ lưỡng về chính sách làm thêm và thực hiện cho đúng.

lam them 2

Trong khi đó, những công việc làm thêm đích thực (part-time job) thì sẽ cho phép người làm nhận được các quyền lợi như tích quỹ lương hưu, có bảo hiểm lao động và được trả lương tối thiểu đúng quy định (khoảng 12.75 AUD). Những địa chỉ làm thêm thông thường: Bên cạnh các quán ăn châu Á, du học sinh có thể tìm tới những tiệm bán hồng trà, tiệm thức ăn nhanh như Mc Donalds, tiệm Starbucks xin làm phục vụ. Thậm chí bạn cũng có thể tìm đến các câu lạc bộ đêm hay quán bar, café xin làm bartender (pha chế).

Đừng quá cố sức! Đi làm thêm chỉ để trang trải chi phí sinh hoạt!

Việc kiếm một công việc làm thêm để kiếm tiền nuôi sống bản thân nơi xa xứ đã là chuyện khó, vì vậy đừng tạo áp lực cần phải kiếm đủ tiền để gửi về quê nhà cho gia đình. Một phép tính đơn giản nhé: với 40 tiếng đồng hồ cho phép làm thêm mỗi 2 tuần và mức tiền lương trung bình cho sinh viên là 15 AUD, như vậy bạn sẽ kiếm được khoảng 300 AUD/tuần. Mức thuệ nhà rẻ nhất đã vào khoảng 200 AUD/tuần, như vậy sau khi trả tiền nhà bạn chỉ còn 100 đô để ăn uống, mua sắm, trả tiền đi lại, giải trí…Do đó, đừng ham mê kiếm tiền quá mà chểnh mảng việc học, bạn còn cả cuộc đời sau tốt nghiệp để khởi nghiệp cơ mà!

Theo Studylink

Share.

Leave A Reply