Elena Cornaro Piscopia – nữ tiến sĩ triết học đầu tiên trên thế giới

0

Sẵn sàng du học – Với kiến thức học thuật cao siêu, bà người phụ nữ đầu tiên có bằng tiến sĩ triết học ở thế kỷ 17.

Elena Cornaro Piscopia (5/6/1646 – 26/7/1684) là nữ triết gia người Venice, nguồn gốc quý tộc. Năm 1678, bà trở thành phụ nữ đầu tiên nhận học vị tiến sĩ triết học trong một trường đại học.

Bà là con gái thứ ba của ông Gianbattista Cornaro-Piscopia và tình nhân của ông Zanetta Boni. Cha mẹ của Elena không kết hôn ở thời điểm bà sinh ra. Về mặt luật pháp bà Zanetta Boni không phải là thành viên của gia đình Cornaro.

Năm 1654, cha mẹ bà mới chính thức kết hôn nhưng các con trai của hai người lại không được nhận những đặc quyền cao quý của giới quý tộc.

Từ nhỏ Elena đã bộc lộ trí thông minh, một người bạn của gia đình khuyên nên cho bà đi học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp dưới sự chỉ dạy của nhiều thầy giáo khác nhau. Năm 7 tuổi, Elena nói lưu loát 2 thứ tiếng này. Sau này Elena học thêm nhiều ngoại ngữ khác như Tây Ban Nha, tiếng Pháp, Do Thái, Ả-rập.

Ngày 5/6, Google thay đổi doodle kỷ niệm 373 năm ngày sinh của nữ triết gia Elena Cornaro Piscopia.

Ngày 5/6, Google thay đổi doodle kỷ niệm 373 năm ngày sinh của nữ triết gia Elena Cornaro Piscopia.

Khi một thầy giáo Triết kiến nghị với Đại học Padua về việc cấp cho Elena cây nguyệt quế trong thần học, Đức Hồng Y Gregorio Barbarigo (giám mục Padua) từ chối chỉ vì bà là phụ nữ.

Sau một khóa học chứng tỏ được năng lực của mình, Đức Hồng Y thay đổi suy nghĩ, đồng ý cấp cho Elena chiếc vòng nguyệt quế trong Triết học vào ngày 25/6/1678 tại chính nhà thờ Padua, trước sự chứng kiến của các giáo sư, sinh viên. Bên cạnh đó, hầu hết các Thượng nghị sĩ của Venice, cùng nhiều khách mời từ Đại học Bologna, Perugia, Rome và Napoli cũng có mặt.

Elena trở thành giảng viên tại nhiều học viện khác nhau và có tiếng khắp châu Âu bởi những thành tựu của mình.

Bảy năm cuối cùng của cuộc đời bà góp sức cho sự nghiệp nghiên cứu và từ thiện. Bà qua đời tại Padua năm 1684 vì bệnh lao và được chôn cất trong nhà thờ Santa Giustina tại Padua.

Cá Domino (SSDH) – Theo kenh14

Share.

Leave A Reply