Hà Thị Kim Ngân: “Du học là sự trải nghiệm”

0
Đầu Tớ Quay Tít Với Tiếng Anh

Ngày đầu tiên đặt chân trên đất Mỹ, điều mà tớ cảm nhận đầu tiên chính là lạnh. Bởi vì bang mà tớ sinh sống là Colorado mà đặc điểm là hết 8 tháng ngập tràn trong tuyết, 4 tháng còn lại là mùa hè nhưng không khí cũng khoảng 18-19 độ. Và thế là tớ đã đến Mỹ.

May mắn là tớ được sống cùng gia đình người thân ở Mỹ, nên tớ không gặp rắc rối lắm về vấn đề ăn uống, chưa kể tiết kiệm cho ba mẹ một khoảng tiền thuê nhà. Gia đình tớ chỉ tốn khoản tiền học và tiền ăn mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề rắc rối lại nằm ở chỗ cách phát âm của người bản địa. Hầu như cách đọc mà thầy cô ở Việt Nam đều không giống với bên này. Mặc dù đã chuẩn bị trước kỹ là sẽ như thế, nhưng tớ vẫn bị choáng khi lần đầu nghe một người bản địa nói.

Nhưng may mắn là tớ đã chuẩn bị khá kỹ cũng như nắm chắc phần Anh Văn. Tháng đầu tiên tớ tập trung xem tivi và đặc biệt là luyện tập với cô em họ vốn sinh sống tại Mỹ từ nhỏ nên khoảng 1 tháng sau, là có thể giao tiếp bình thường với người bản xứ. Ngoài ra, khi theo học tại trường cao đẳng cộng đồng ở Colorado, tớ đã tiết kiệm được 3 tháng tiền học Anh Văn dành cho học sinh du học – một chương trình bắt buộc của trường.

150910HDduhoctrainghiem02

Cao Đẳng Cộng Đồng – Giải Pháp Tiết Kiệm Nhất

Ngày còn ở Việt Nam, tớ đã cân nhắc và quyết định chọn theo học tại cao đẳng cộng đồng sau đó thì chuyển sang học đại học. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí cho gia đình rất nhiều và đây là cách mà học sinh tại Mỹ cũng chọn lựa rất nhiều. Và tớ chọn trường Pike Peak College – một ngôi trường cách nhà 15 phút đi xe. Một ngày của tớ bắt đầu học từ 10h sáng cho đến 17h chiều.

Hai năm học tại college, tớ theo học chương trình G.E (General Education). Muốn tốt nghiệp phải hoàn thành 60 tín chỉ. Một năm học hai học kỳ: mỗi học kỳ khoảng 4 tháng và học sinh phải lấy 12 tín chỉ của bốn bộ môn. Tiền học được tính theo bộ môn là 375 USD/1 môn. Thời gian hoàn thành 60 tín chỉ là không giới hạn, chỉ khi nào đủ tiêu chuẩn mới được chuyển tiếp sang đại học. Chính vì vậy, không ít sinh viên trong trường tớ có ở những độ tuổi 40-50!.

Riêng tớ, tớ theo học khoa Quản Trị Kinh Doanh, mà list các môn học hiện tại của tớ gồm: Kinh Tế Vi Mô, Kinh Tế Vĩ Mô, Lịch Sử, Khoa Học, Âm Nhạc, Hội Họa, Biểu Diễn Sân Khấu,…Mà hầu như các môn học này đều liên quan đến nhau, và phải cần một kiến thức sâu rộng. Cho nên, hầu như sinh viên tại Mỹ đều có kiến thức khá rộng do sự tìm tòi trong từng môn học. Và đó là yêu cầu của bộ môn. Trước khi sang đây, không ít người đã nói với tớ, học tại Mỹ rất dễ dàng. Nhưng qua đây tớ mới hiểu, học tại Mỹ không hề dễ chút nào . Hầu như sinh viên đều phải tự học, giáo viên đứng lớp chỉ đóng vai trò người hỗ trợ, yêu cầu để có thể vượt qua các kì thi thì phải có kiến thức xã hội thật sâu rộng, không phải khăng khăng ôm theo lý thuyết như tại Việt Nam. Chưa kể, còn phải biết cách làm việc nhóm, và hầu như khi được giao công việc trong nhóm thì không ai dám từ chối. Vì nếu không, chắc chắn bạn í sẽ bị tẩy chay và mất điểm trong lớp. Điểm làm việc nhóm chiếm 10% điểm trong lớp đấy. Mất 10% điểm là bạn có thể không đạt được tín chỉ đó rồi í. Mà may mắn hiện tại bảng điểm của tớ toàn điểm A nhờ việc chăm chỉ học tập, tự học đó nhé. Hằng ngày, tớ học bài tại thư viện vào lúc nghỉ giữa tiết khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó, buổi tối lại học tại nhà. Các ngày cuối tuần, thì tranh thủ lúc vắng khách tại tiệm nail, tớ lại cầm theo cuốn sách để học.

Đặc biệt, giáo viên lại khá là thân thiện, hỗ trợ rất nhiệt tình, khuyến khích học sinh hỏi, chính vì thế mà mọi câu trả lời mà tớ thắc mắc đều được giải quyết êm đẹp. Trong khi đó, bạn bè tại Mỹ lại không thân thiết như ở Việt Nam, mặc dù học chung lớp nhưng gặp nhau chỉ chào nhau. Hầu như là cuộc sống của ai nấy lo. Tuy nhiên, tớ vẫn chơi chung được với một nhóm bạn người Hàn khá thân thiết.

Văn Hóa Do-It-Yourselft Và Làm Thêm

Còn nhớ ở Việt Nam, lúc nào ba mẹ cũng lo lắng cho tớ từ A đến Z. Nhưng kể từ khi đặt chân lên đất Mỹ, tớ phải làm quen với văn hóa do-it-yourselft. Hầu như mọi việc mình đều phải tự làm hết tất cả. Từ việc đổ xăng cho đến việc rửa xe hơi. Chưa kể, tớ còn phải đi làm thêm để phụ giúp gia đình.
Rảnh hai ngày cuối tuần (thứ 6 và thứ bảy), tớ đi làm thêm tại tiệm nail của một người Việt tại Colorado. Còn ngày chủ nhật thường thì tớ đi chơi với bạn bè hoặc là tự học tại các quán café sách. Trong các kì nghỉ hè hoặc đông, tớ cũng hay cùng lũ bạn lái xe qua các bang để du lịch, cũng như relax. Hai ngày cuối tuần trung bình tớ kiếm được 700-800 USD/ 1 tháng .

Nhưng được khách thưởng thêm tiền tip thì trung bình thu nhập của tớ là 1000 USD. Đủ để trang trải phụ gia đình trả tiền học phí, cũng như để dành phụ với ba mua một chiếc hơi hiện nay của tớ là hàng second-hand giá 7000 USD. Riêng một mua hè năm đầu tiên qua Mỹ, tớ đi làm cũng đủ kiếm tiền đóng tiền học trong một học kỳ. Ngoài ra, tớ còn làm tình nguyện viên cho một nhà thờ của người Việt tại Colorado. Tại đây, tớ phụ trách phần dạy tiếng Việt cho các em vào các buổi cuối tuần khoảng 2 tiếng. Tớ chọn công việc này chỉ vì đơn giản tớ yêu trẻ em, và tớ không muốn các công dân người Việt lại quên mất tiếng Việt đâu. Kỷ niệm những ngày sống trên đất Mỹ mà làm tớ ấn tượng nhất chính là thời gian đầu chưa có xe hơi, tớ phải tự đi đón xe bus trong trời bão tuyết, “mém” chút nữa là tớ bay theo cơn bão nhưng rất may là nắm được cây cột trạm xe buýt. Tới giờ nghĩ lại mà tớ vẫn thấy hãi !

150910HDduhoctrainghiem5

Thay Cho Lời Kết

Hai năm du học đã dạy cho tớ rất nhiều điều, đó là sự tự tin, sự trưởng thành cũng như cảm thấy thương cha mẹ nhiều hơn. Qua hai năm khi về nhà, mẹ tớ đã thấy tớ trưởng thành hơn rất nhiều, đã biết tự động dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn,…Ước mơ sau này của tớ sẽ được học lên cao hơn nữa tại Mỹ để sau này có công việc thật tốt để phụ giúp cho gia đình. Mà kế hoạch hiện tại là tớ sẽ dọn nhà từ Colorado để sống riêng tại California cùng thằng em trai – một nơi cực kì rẻ trong việc học tập.
Share.

Leave A Reply