“HỌC KĨ – HIỂU SÂU – LÀM ÍT BÀI”  là phương pháp của mình để đạt 9.0 Reading

0

SSDH – Reading nó chỉ xoay quanh 1 số topic thôi, nếu làm đủ nhiều bạn yên tâm được 8+, mình sẽ chia sẻ 3 bước để bạn thực sự hiểu 1 article chứ không phải là scan, skim để làm câu hỏi, rồi bị rối tung rối mù lên và không hiểu gì.

THỨ NHẤT, VOCABULARY
Có 2 loại từ vựng, từ vựng thông thường + từ vựng chuyên ngành. Đối với từ vựng thông thường (phổ biến và ít phổ biến) bạn đều phải học, có thể bạn không biết viết, nhưng cần nhận diện được mặt chữ. Đối với từ vựng chuyên ngành, cứ hiểu là x,y,z, là 1 cái gì đấy bất kì cũng được
Ví dụ: bạn học kinh tế, khi đọc tài liệu về Y học, bạn không hiểu “nhiễm sắc thế” là gì thì bạn vẫn hiểu được ý nghĩa của đoạn văn là “phân tích chức năng các bộ phận trên cơ thể” chẳng hạn
Tuy nhiên,
❓❓❓ Thi IELTS nói chung và thi Reading nói riêng có phải chỉ là 1 bài kiểm tra từ vựng?
No No No!!!!
Chắc chắn là không rồi. Bản thân mình đã gặp rất nhiều hs khi tìm đến mình đã có vốn từ vựng khá ổn, về cơ bản có thể hiểu 60% của bài, nhưng khi làm bài lại chỉ đúng được 2-3/13 câu. Hoặc những bạn bài bài dễ thì đúng rất nhiều, nhưng hơi khó hơn chút hoặc bài gài chút là điểm rất thảm thương luôn (đa số trường hợp này là những bạn đang ở khoảng band 5)
– Từ vựng là điều kiện cần nhưng nói không hề đủ, để hiểu được 1 văn bản mang tính học thuật như IELTS, 1 thứ khó hơn mà bạn phải trang bị đó là tư duy logic, tư duy nhìn vấn đề 1 cách hệ thống hệ thống, bên cạnh đó là tư duy phản biện để bạn có thể nhận biết những lỗ hổng trong lập luận của mình, do đó bạn cần bước 2 và bước 3
THỨ 2, LÀM SAO ĐỂ HIỂU 1 CÂU
Để hiểu được 1 câu thì bạn phải phân tích được đâu là chủ ngữ, vị ngữ, động từ. Bài viết IELTS rất phức tạp và chủ ngữ và tân ngữ thường không bao giờ là 1 từ mà thường là 1 cụm dài lê thê
ví dụ: “The concept of multi-storey buldings in which food crops are grown in environmentally controlledconditions”
C “The concept of multi-storey buildings/ in which food crops are grown in/ environmentally controlled/ conditions”
Chủ ngữ là 1 cụm: nhà cao tầng cái mà nông sản được nuôi trồng trong đó – gồm danh từ + mệnh đề quan hệ bổ ngữ
Động từ: động từ + trạng từ đứng trước bổ ngữ
để hiểu được điều này bạn phải học chắc ngữ pháp, quan trọng nhất mệnh đề quan hệ rút gọn, cách mệnh đề bổ nghĩa cho danh từ, giới từ,…
THỨ 3, LÀM SAO ĐỂ HIỂU 1 BÀI.
Bất kì tác giả nào viết 1 bài academic article cũng là 1 người có trình độ, họ viết văn, sẽ có mạch văn, sẽ viết cái gì trước, cái gì sau cực kì logic, muốn làm được bài, bạn phải hiểu được cách trình bày của tác giả
VÍ DỤ CHI TIẾT (xem hình bên dưới)
(vertical farming: canh tác theo chiều dọc (trong nhà cao tầng)
Trong bài Crop-Growing Skyscrapers dưới đây, mình đã highlight những cụm từ giupd mình nhìn ra ý chính của đoạn mà không mất nhiều thời gian
  • Đoạn 1. Human population will increase => new land will be needed to grow food => đặt vấn đề bùng nổ dân số dẫn đến vấn đề đất đai canh tác
  • Đoạn 2: cuối đoạn 1 có đặt câu hỏi “what can be done” => chắc chăn đoạn 2 sẽ đi trả lời. Ở đây đoạn 2 đi đề xuất phương án giải quyết (solution) là indoor farming và cụ thể là vertical farming
  • Đoạn 3: nêu ra bất lợi của pp canh tác cũ
  • Đoạn 4: potential advatages => lợi ích của pp canh tác theo chiều dọc. Ở dưới nêu ra 4 lợi ích tách biệt (tương đương 4 câu hỏi)
  • Đoạn 5: a major drawback => tuy nhiều lợi ích, nhưng cũng có bất lợi
  • Đoạn 6: one variation of vertical farming (1 biến thể hay là 1 ví dụ mở rộng của vertical farming)
TÓM LẠI mình có thể tóm tắt bố cục bài này như sau:
Đặt vấn đề dân số tăng dẫn tới cần nhiều lương thực hơn, trong khi đất đai có hạn => đề xuất giải pháp indoor farming, cụ thể là vertical farming và mô tả => bất lợi của pp canh tác cũ là gì => do đó, cta có lợi ích gì từ vertical farming => tuy nhiên, vertical farming cũng có bất lợi là => ví dụ cho vertical farming là.
Các ví dụ khác
 ví dụ 2: bài trình bày theo motip: thực trạng – nguyên nhân – giải pháp
  • Đoạn 1: đất nước A bị ô nhiễm nặng nề
  • Đoạn 2: nguyên nhân từ trong quá khứ bla bla
  • đoạn 3: nguyên nhân hiện nay là….
  • Đoạn 4,5,6: lần lượt giải pháp 1 là, 2 là, 3 là …
vd 3: Bài nói về 1 sự vật ví dụ Venus Transit
  • Đoạn 1: từ xa xưa, con người đã có nhu cầu
  • đoạn 2: Ông A tính toán Venus Transit như thế nào
  • đoạn 3: Ông B như thế nào
  • đoạn 4: Ông C như thế nào
  • Đoạn 5: Ngày nay như thế nào
  • đoạn 6: Vai trò của Venus Transit trong tính toán khoảng cách từ trái đất đến các vì sao.
Chú ý:
1. bạn nên để ý những từ như But, However, Yet (tuy nhiên, ngược lại) giúp bạn hình dung ra ý kiến sau là ngược lại ý kiến trước. Suggest, claim, maintain,… (cho rằng) thường đưa ra luận điểm của đoạn. Nghe thì đơn giản, nhưng trong 1 bài TA mà bạn chưa hiểu hết đc ý nghĩa, hình dung ra tác giả viết gì là rất quan trọng.
2. Nếu bạn làm học thật sâu thì mỗi topic (thiên nhiên, nông nghiệp, vũ trụ,….) bạn chỉ cần làm 2-3 passages là bạn đã đủ từ vựng và khả năng đọc r. Nếu b đọc sơ sài thì cho dù làm 10 topics thì bạn vẫn sẽ gặp khó khăn khi làm passage khác tương tự. Vì dù làm 10 topics nhưng những cái bạn biết thì bạn vẫn đã biết r, không biết vẫn là không biết.
3. Mình thực sự đã học hết từ trên xuống dưới 3 passages và còn dư 10’, nên bạn không phải lo lắng về thời gian nếu bạn ôn tập đủ.
SSDH (tác giả Thanh Thảo nhóm IELTS Ngoc Bach)
Share.

Leave A Reply