Học trong nghèo khó, ngôi trường này vẫn có tỷ lệ đậu Đại học lên đến 97%

0

Sẵn sàng du học – Không điện, không điều hoà, không máy tính, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng các học sinh của trường Rustam – Afghanistan vẫn đỗ vào Đại học công lập với tỷ lệ 97%.

Thông tin ngôi trường Rustam nằm ở nơi lẻo lánh của Afghanistan có tỷ lệ đậu vào Đại học công lập tới 97%, mà đa số lại là nữ sinh khiến mọi người đều bất ngờ. Vì bình thường trường học ở đất nước Afghanistan đều có tỷ lệ học sinh nữ khá ít, chỉ chiếm 1/3 tổng số học sinh.

Ngôi trường không điện, không điều hoà, không có máy tính

Các học sinh của trường Rustam đang đi bộ về nhà bằng một con đường mòn duy nhất trên núi, ngôi trường đang thấp thoáng ở sau lưng họ.

Các học sinh của trường Rustam đang đi bộ về nhà bằng một con đường mòn duy nhất trên núi, ngôi trường đang thấp thoáng ở sau lưng họ.

Từ 7h sáng, các cô gái ở Quận Yakawlang, Tỉnh Bamyan, Afghanistan bắt đầu cuốc bộ dọc theo những con đường mòn nhỏ hẹp nằm trên sườn núi để đi xuống ngôi trường phía dưới thung lũng.

Khoác bộ đồng phục màu xanh da trời cùng khăn quàng cổ màu trắng, các cô gái từ 7 đến 18 tuổi phải mất hơn một tiếng đồng hồ mới đến được trường học. Phía sau là các chàng trai với trang phục tự do lê bước theo sau.

Với địa thế hẻo lánh cho nên khu vực này chỉ có một trường trung học Rustam, dạy từ lớp 1 đến lớp 12 với tổng số 476 học sinh (330 nữ và 146 nam). Tuy nhiên đây lại là một điều rất đáng kinh ngạc ở đất nước thông thường chỉ có 1/3 nữ sinh cắp sách đến trường.

Vị trí ngôi trường Rustam trên bản đồ hành chính.

Vị trí ngôi trường Rustam trên bản đồ hành chính.

Ông Mohammad Sadiq Nasiri (49 tuổi), hiệu trưởng trường Rustam thường tâm sự với học sinh: "Cơ hội vào Đại học năm nay khó hơn bao giờ hết cho nên các bạn cần phải cố gắng nhiều hơn".

Tuy ông nói thế nhưng trường Rustam chưa bao giờ được xem là nơi phù hợp để chấp cánh giấc mơ vào Đại học cho các học sinh ở đây. Trường có cơ cơ sở vật chất nghèn nàn, gồm bảy phòng học được xây bằng đá thô và sáu lều lớn. Với nhiều học sinh mà lớp học có hạn cho nên lịch học được chia thành 2 ca sáng chiều, mỗi ca chỉ có 4 tiếng.

Hiệu trưởng Mohammad Sadiq Nasiri đang kiểm tra những học sinh lớp một trong một lớp học ở ngoài trời.

Hiệu trưởng Mohammad Sadiq Nasiri đang kiểm tra những học sinh lớp một trong một lớp học ở ngoài trời.

Ngoài ra ở đây cũng không có điện, không có điều hoà, máy tính hay các thiết bị hiện đại khác. Thậm chí sách của học sinh được tận tay các giáo viên biên soạn. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng năm 2017, trường Rustam có tới 60/65 học sinh đậu vào các trường Đại học công lập. Cách đây mấy năm, tỷ lệ học sinh đỗ đại học của trường là 97%.

Không giống như hầu hết các trường học ở Afghanistan, Rustam cho phép học sinh nam nữ học chung với nhau. "Người đàn ông và phụ nữ có bộ não giống nhau và cơ thể giống nhau. Vì vậy các học sinh cần học cách tôn trọng lẫn nhau", hiệu trường nói.

Ngôi trường con gái học giỏi hơn con trai

Học sinh chia nhau một quyển sách giáo khoa trong một lớp học ở lều trại của trường Rustam.

Học sinh chia nhau một quyển sách giáo khoa trong một lớp học ở lều trại của trường Rustam.

Shahrbano Hakimi (17 tuổi), học sinh lớp 11 trường Rustam chia sẻ ước muốn lớn nhất thế giới của em chính là được sở hữu một chiếc laptop cho riêng mình. Bởi vì bình thường học sinh ở đây phải học hệ điều hành Windows qua những trang sách khô cứng. Được biết chỉ có một học sinh trong tổng số 60 có máy tính xách tay.

Từ khi Taliban cai trị Afghanistan, con gái bị hạn chế đến trường và phụ nữ chủ yếu bị giam giữ trong nhà, đặc biệt là ở các vùng nông thôn như thế này ở tỉnh Bamyan.

Joya (28 tuổi), giáo viên dạy Toán lớp 4 chia sẻ lúc nhỏ mình không được học hành đàng hoàng, trước khi được đi học cô chỉ biết mỗi việc may vá. 

Cô Badan Joya trong một tiết dạy toán. "Đến năm 11 tuổi tôi mới bắt đầu đi học", cô cho biết

Cô Badan Joya trong một tiết dạy toán. "Đến năm 11 tuổi tôi mới bắt đầu đi học", cô cho biết

May mắn khu vực xung quanh Rustam hiện không có Taliban chiếm đóng và ít bị bạo lực. Ở những nơi khác, các gia đình đều không muốn cho con gái đến trường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

"Các nữ sinh ở trường Rustam rất có động lực, và nghiêm túc trong học tập hơn con trai rất nhiều", hiệu trưởng Nasiri cho biết.

Shahrbano Hakimi (đầu tiên bên trái) bên cạnh bố mẹ của mình. "Em ước mơ trở thành bác sĩ trong tương lai, một phần vì mẹ bị các vấn đề về thị lực và cha thì gần như bị điếc ở tuổi 65", nữ sinh Hakimi tâm sự

Shahrbano Hakimi (đầu tiên bên trái) bên cạnh bố mẹ của mình. "Em ước mơ trở thành bác sĩ trong tương lai, một phần vì mẹ bị các vấn đề về thị lực và cha thì gần như bị điếc ở tuổi 65", nữ sinh Hakimi tâm sự

Amina (18 tuổi) chia sẻ cảm thấy bản thân cảm thấy may mắn hơn mọi người khi cha mình là người biết chữ nên cô nàng mới được đến trường. Năm nay Amina hy vọng đậu vào Học viện Mawoud ở Kabu, trở thành người đầu tiên trong tám anh chị em có học vấn cao nhất.

Trên một sườn núi đá đối diện trường Rustam, một trong những người chăn cừu mặc một chiếc váy màu xanh đó là Nikbakht (13 tuổi) đang mang theo một cây bút và một cuốn sách bài tập về ngôn ngữ tiếng Pa-tô.

Cô nàng cho biết bản thân rất muốn đến lớp nhưng không có ai ở nhà nên phải đem sách vở ra đây học.

Cô nàng cho biết bản thân rất muốn đến lớp nhưng không có ai ở nhà nên phải đem sách vở ra đây học.

Cá Domino (SSDH) – Theo The New York Times

Share.

Leave A Reply