Học từ vựng thú vị và hiệu quả hơn

0

SSDH – Trong quá trình học ngoại ngữ, mỗi người học có cách riêng để phát triển vốn từ vựng. Vậy bạn đã tìm ra cho mình cách học từ vựng thú vị và hiệu quả chưa? Ngoài cách đọc thật nhiều và học thuộc lòng, chúng ta còn có những cách gì khác nữa?

 

1. Xây dựng cây từ vựng (build the vocabulary tree)

 

Bạn tưởng tưởng tượng một cây từ vựng trông như thế nào? Dưới đây là hình vẽ minh họa về cây từ vựng:

 

hoc-tu-vung-thu-vi-va-hieu-qua-hon1

Tùy theo cách sáng tạo của mình, bạn tự xây dựng cho mình những cây từ vựng riêng. Và khi đã phác thảo xong, các nhóm từ vựng, từ vựng liên quan sẽ lần lượt xuất hiện, cứ như vậy bạn sẽ phát triển thêm các nhánh con trên cây từ vựng đó. Và để tạo được càng nhiều vocabulary trees, bước đầu tiên, bạn nên chọn cho mình những chủ đề bạn thấy thích thú vì động lực học tập là rất quan trọng.

 

2. Giải nghĩa, đặt câu từ vựng theo chủ đề

 

Một cách khác cho việc học từ vựng là viết định nghĩa và đặt câu với từng từ vựng trong cùng một chủ đề. Bạn nên đọc giải thích nghĩa của từ bằng tiếng Anh và sau đó tóm tắt lại theo ý hiểu. Điều đó tốt hơn là bạn viết luôn nghĩa tiếng Việt ngay bên cạnh từ đó. Những lần sau giở ra kiểm tra, nhờ những cụm từ giải thích, bạn dễ dàng đoán được nghĩa của từ. Và nên nhớ rằng, khả năng đoán từ vựng là vô cùng quan trọng trong quá trình học tiếng Anh.

 

Sau đây là những ví dụ về cách ghi định nghĩa và đặt câu cho những từ vựng thuộc chủ đề “household applicance” (đồ điện gia dụng)

 

– dishwasher – device that washes dishes

 

I don’t know what I’d do without my dishwasher. I can’t imagine having to wash all those dishes by hand!

 

– dryer – device or appliance for removing moisture, as by hot air

 

Honey, where’s the dryer? I’ve just taken a shower and I need to dry my hair.

 

· broiler – device for broiling meat

 

That steak was done to perfection. Where did you get that boiler? It’s fantastic.

 

– fan – device for creating a current of air or a breeze

 

I really don’t like using the air-conditioning. I much prefer this fan to keep things cool.

 

3. Thiết lập cấu tạo từ (word formation)

 

Học và nắm vững cấu tạo từ (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ…) là một trong những chìa khóa thành công cho bất kì bài kiểm tra, bài thi tiếng Anh nào vì đó là một trong những phần không thể thiếu trong dạng bài thi. Mời các bạn điểm qua ví dụ về cấu tạo từ bao gồm danh từ khái niệm, danh từ chỉ người, tính từ, động từ như được liệt kê dưới đây.

 

– absenteeis (Concept nou) -> absentee (Personal noun) -> absent-minded(Adjective) ->to be absent(Verb)

 

– accounting (Concept noun) -> accountant(Personal noun) -> accountable(Adjective) -> to be absent(Verb)

 

– accusation(Concept noun) -> accuser / accused(Personal noun) -> accusing(Adjective) -> accuse(Verb)

 

– achievement(Concept noun) -> achiever(Personal noun) -> achieved(Adjective) -> achieve (Verb)

 

4. Kết hợp từ với từ

 

Khả năng kết hợp từ với nhau (Collocations)nghĩa là có những từ thường hoặc luôn được kết hợp cùng nhau để tạo ra nghĩa. Có bao giờ bạn đặt cho mình câu hỏi: Danh từ này thì nhất thiết phải đi với động từ nào? hoặc tính từ thường đứng trước bổ nghĩa cho nó là gì? Động từ này thì đi với những trạng từ cách thức nào là phù hợp?

 

Để gỡ rỗi những thắc mắc đó, bạn có thể tra cứu cuốn từ điển rất hữu ích OXFORD Collocations dictionary for students of English. Khi mà bạn đã nhớ được những từ nào thường kết hợp với nhau thì đó cũng chính là lúc bạn lối nói và cách viết của bạn đã giống với người bản ngữ nói tiếng Anh rồi đó.

 

Sau đây là một số ví dụ về khả năng kết hợp động từ với danh từ: do your homework, break a promise/ the rules, take a look , catch a cold, keep calm, go overseas, get ready, feel sleepy, miss a chance, make a mistake ….

 

Bạn có nghĩ 4 phương pháp đáng để học hỏi và áp dụng cho việc học từ vựng không? Trước khi kết thúc bài viết, Global Edcation muốn chia sẻ là cho dù bạn có áp dụng cách nào trong những cách trên, bạn nên cân nhắc một số lưu ý sau:

 

– Không nên học các từ riêng lẻ, một cách ngẫu nhiên, cố gắng nhóm chúng theo chủ đề. Chính điều đó sẽ giúp bạn nhớ từ mới nhanh hơn.

 

– Nếu có thời gian, hoặc thậm chí bạn không có thời gian đi chăng nữa thì hãy cố gắng đặt từ vào văn cảnh để hiểu nghĩa của từ. Và phương pháp đặt câu (2) sẽ giúp bạn nhớ từ lâu nhất.

 

– Hãy thường xuyên mang theo mình những quyển sổ ghi chép từ vựng để học bất cứ khi nào có thể.

 

-st-

Share.

Leave A Reply