Sẵn sàng du học – Học tập ở nước ngoài là một giấc mơ đòi hỏi phải lập kế hoạch lâu dài, chuẩn bị tài liệu một cách tỉ mỉ, cẩn thận và nộp hồ sơ theo từng bước. Quá trình rất dài này bắt đầu từ việc thu thập bảng điểm, chứng nhận v.v… để hoàn thành và nộp bài tiểu luận nhập học, thư bày tỏ mục đích, thư giới thiệu cho các học bổng lớn đến các bước xin visa, lên kế hoạch cư trú và học tập tại nước ngoài khi đã nhận được thư mời nhập học.
Trong đó, một trong những yêu cầu bắt buộc trong quá trình xin visa là “chứng minh tài chính”. Những năm gần đây, việc chứng minh tài chính càng được siết chặt và gây khó dễ nhiều hơn cho các sinh viên bởi tình trạng mượn danh nghĩa đi du học để làm việc hoặc ở lại bất hợp pháp ngày càng tăng cao.
Mặc dù các chi tiết cụ thể có thể thay đổi theo từng nước và từng trường đại học nhưng chung quy, chúng đều có một khuôn mẫu. Trong chuỗi bài về chứng minh tài chính này, SP sẽ chia sẻ với các bạn hướng dẫn về việc chuẩn bị các tài liệu chứng minh tài chính cần thiết cũng như một số cột mốc sự kiện bạn cần lưu ý.
Hãy bắt đầu bằng việc hiểu rõ một số thuật ngữ thường sử dụng bởi các trường đại học/ Lãnh sự quán trong quá trình xác nhận nhập học / Hồ sơ Visa Du học nhé!
Chứng minh tài khoản và năng lực tài chính
Một trong những điều cơ bản của Đơn xin Visa Du học là yêu cầu chứng minh tài sản hoặc năng lực tài chính của sinh viên. Người nước ngoài đi sang hầu hết các nước đều được yêu cầu chứng minh khả năng trang trải các chi phí liên quan tới việc cư trú tại đây và sinh viên cũng không là ngoại lệ. Yêu cầu này cũng được một số trường đại học áp dụng khi nộp đơn xin nhập học, tuy nhiên còn lại thì sẽ được thực hiện sau khi sinh viên nhận được thư mời nhập học của trường nhằm tiếp tục hỗ trợ cho quá trình xin cấp visa của sinh viên. Bất kể là do ai yêu cầu, sinh viên trên thực tế vẫn phải cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng họ có khả năng chi trả không chỉ chi phí học tập ở nước ngoài mà còn phí sinh hoạt hằng ngày trong suốt thời gian lưu trú.. Chi phí bao gồm hai phần chính:
1. Học phí và các lệ phí khác của trường
Việc thanh toán các khoản phí này thường được xem như một phần bắt buộc của quá trình xác nhận thư mời nhập học. Vì các khoản thanh toán này đã được trả trước khi nhập học nên sinh viên phải trình diện biên lai để chứng minh.
Thông thường, các trường đại học không yêu cầu sinh viên cung cấp bằng chứng về các khoản thanh toán trong tương lai bởi các khoản lệ phí này thường hay được sửa đổi và không cố định qua từng năm. Tuy nhiên, trường có thể yêu cầu bằng chứng về thu nhập để chứng tỏ rằng trong tương lai bạn vẫn luôn sẽ có đủ tiền để trả. Đôi khi điều này có thể đòi hỏi sinh viên phải có Thư bảo trợ hoặc Bản khai Hưởng tài trợ. Một số trường đại học yêu cầu chứng từ về số dư tối thiểu trong các tài khoản đặc biệt (ví dụ: Đức, Hà Lan, Canada …).
2. Phí sinh hoạt
Hầu hết các quốc gia đều có yêu cầu về chi phí sinh hoạt cơ bản tối thiểu. Các sinh viên phải lần lượt cung cấp bằng chứng rằng họ có quyền sử dụng những tài khoản trên. Hầu hết các nước Châu Âu sẽ yêu cầu sinh viên phải có tài khoản với số tiền nhất định được quy định sẵn, gọi là tài khoản tài chính theo luật định. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ lại không có quy định cụ thể nào về chi phí tối thiểu hàng tháng, tuy nhiên sinh viên sẽ phải cung cấp bằng chứng về hỗ trợ tài chính và / hoặc khả năng thanh toán. Sinh viên sẽ phải cung cấp các tài liệu chứng minh rằng họ có quyền sử dụng số tiền đó trong thời gian được chỉ định.
Một điều cần lưu ý nữa là trong khi một số quốc gia chỉ yêu cầu chứng minh tài chính một lần cho toàn bộ thời gian học, một số nước khác sẽ yêu cầu chứng minh tài chính lại mỗi năm. Dưới đây là danh sách một số quốc gia có yêu cầu tài chính tối thiểu (chi phí sinh hoạt):
Quốc gia | Yêu cầu về tài chính theo luật định đối với chi phí sinh hoạt |
Canada | – 10.000$ CAD cho mỗi năm dự định ở lại |
Anh | – 11.385£ một năm (1265$ mỗi tháng) đối với Đại học ở Luân Đôn hoặc 9.135£ (1.015£ một tháng) cho bất cứ nơi nào khác ngoài London |
Australia | – 19.830$ AUD một năm |
Đức | – 670€ / tháng ở lại hoặc 8.040€ / năm |
Pháp | – 615€ cho mỗi tháng ở lại |
Hà Lan | – 862, 50€ mỗi tháng cho thời gian lưu trú |
Thụy Điển | – 7,974SEK cho mỗi tháng ở Thụy Điển, tính cho một thời gian dự định tối thiểu 10 tháng cho mỗi năm ở Thụy Điển |
Ireland | – 7000€ làm phí sinh hoạt cho mỗi năm lưu trú |
Lưu ý: Đối với việc nhập học vào các trường đại học ở Hoa Kỳ, chứng minh tài chính được yêu cầu tại thời điểm xác nhận nhập học của các trường đại học. Sinh viên chỉ phải cung cấp bằng chứng khi I-20s được ban hành bởi trường đại học. Ngoài ra, như đã đề cập, dù không có yêu cầu tối thiểu nhưng trường đại học sẽ cấp một bảng chi phí cơ bản để sinh viên dựa vào đó chứng minh năng lực tài chính của mình.
Các loại tài liệu được chấp nhận trong hồ sơ chứng minh tài chính
Không có danh sách các tài liệu chuẩn nào mà các nước yêu cầu. Do quá trình nộp đơn cho các quốc gia khác nhau nên những yêu cầu và danh sách tài liệu chứng minh tài chính cần thiết cho hồ sơ xin Visa sinh viên cũng khác nhau. Sau đây là danh sách các tài liệu cần thiết, cùng với các ví dụ về nơi nơi yêu cầu chúng. Ngoài ra, trừ khi chỉ được yêu cầu chứng minh về 1 tài khoản với số tiền cụ thể, sinh viên có thể kết hợp thêm nhiều bằng chứng khác cho thấy mức chi trả của mình.
1. Xác nhận tài khoản ngân hàng
Có thể hiểu đơn giản là, các trường đại học / Lãnh sự quán sẽ yêu cầu bạn gửi bản sao kê tài khoản ngân hàng của người bảo lãnh trong một khoảng thời gian cụ thể. Các mẫu đơn này thường phải minh bạch và đơn giản:
- Các báo cáo phải là của người được yêu cầu cụ thể.
Ví dụ, trong trường hợp trường đại học chấp nhận hỗ trợ của cha mẹ / người giám hộ hoặc vợ / chồng, thì đó phải là tài khoản tiết kiệm của người đó. Một số quốc gia, như Thụy Điển, yêu cầu trong tài khoản cá nhân của sinh viên phải có tiền và do đó sinh viên nên chắc chắn có quyền được sử dụng tài khoản của người bảo hộ.
- Phải cung cấp bản sao của báo cáo gốc (không phải là báo cáo qua e-mail), có đóng dấu hợp pháp và có chữ kí của ngân hàng.
Người sử dụng Internet-banking thường sẽ nhận được một báo cáo định kì kèm theo. Tuy nhiên, những bản báo cáo này sẽ không được xem là phù hợp với mục đích chứng minh năng lực tài chính. Vì thế sinh viên phải nộp bản sao kê gốc từ ngân hàng, có bì thư của ngân hàng, được đóng dấu và ký bởi ngân hàng.
- Cần chú ý thời hạn được yêu cầu.
Thông thường, các trường đại học / lãnh sự quán sẽ đặc biệt xin bản sao kê ngân hàng trong 6 tháng (thời hạn có thể thay đổi).
Thư chấp nhận cho vay/ giải ngân
Sinh viên cũng có thể cung cấp Thư chấp thuận cho vay du học từ ngân hàng nhằm chứng minh tài chính. Mặc dù các ngân hàng có thể có các mẫu đơn được quy định sẵn, thư này chủ yếu truyền đạt sự chấp thuận của ngân hàng về việc đã cho sinh viên mượn một khoản tiền cụ thể đi học nước ngoài. Dưới đây là một số điều mà sinh viên nên lưu ý:
- Bức thư phải có bì thư của ngân hàng, được ký và đóng dấu hợp lệ
- Thư cần ghi rõ số tiền vay và tên của sinh viên
- Nên bao gồm một lời hứa về việc hoàn trả số tiền theo thời gian đã được chỉ định
- Nên đề cập rằng “Khoản vay của A đã được phê chuẩn đầy đủ và tất cả điều khoản và điều kiện đề đã được hoàn thành, ngoại trừ việc giải ngân. “
3. Chứng từ Học bổng
Trong trường hợp bạn đã được cấp học bổng, sinh viên có thể đính kèm chứng từ học bổng làm bằng chứng về khả năng tài chính của mình. Chứng từ này thường được cấp bởi trường đại học / tổ chức cấp học bổng. Trong trường hợp bạn đã nhận được Học bổng Chính phủ, bạn cũng phải đính kèm bản sao chứng từ cấp bởi từ quốc gia đó.
- Bản khai có tuyên thệ về việc hỗ trợ/ tài trợ
Nói chính xác, Bản khai có tuyên thệ về việc trợ cấp không phải là tài liệu chứng minh tài chính mà là tài liệu xác nhận rằng sinh viên đã được nhận hỗ trợ về tài chính. Bởi vì tài liệu này thường được yêu cầu bởi các trường đại học ở Mỹ và Úc trong quá trình Chứng minh Tài chính, bạn cũng nên ít nhất có biết và chuẩn bị sẵn nó.
Bản Tuyên thệ Tài Trợ hoặc Hỗ trợ tài chính là một chứng từ (Stamp Paper) (thường là INR 10 hoặc INR 20), trong đó nêu rõ rằng một người khác (cha mẹ/vợ/chồng/người thân) sẽ tài trợ cho việc học của bạn và trả tiền (hoặc có thể đủ khả năng trả tiền) học phí và chi phí sinh hoạt của bạn. Tài liệu đã ký kết trực tiếp ràng buộc người đó phải nhận toàn bộ trách nhiệm về tài chính và chi phí học tập cho sinh viên. Thông thường, Bản Tuyên Thệ Trợ Cấp được bổ sung bằng Chứng minh Thu Nhập và/hoặc Chứng từ của Ngân Hàng. Những điều cần ghi nhớ:
- Giấy tờ này không thể được cung cấp bởi một người họ hàng xa: Thông thường các cơ quan chỉ chấp nhận bản tuyên thệ từ người có quan hệ huyết thống trực tiếp với sinh viên như cha mẹ, cô/chú/dì, ông bà. Quan hệ vợ/chồng cũng được chấp nhận.
- Phải được công chứng và đóng dấu: Sinh viên có thể làm điều này tại các tòa án địa phương.
- Trong trường hợp Bản tuyên thệ từ chú/dì, tài liệu cần nêu rõ lý do cho sự bảo trợ của họ và khẳng định rằng họ có đủ tiền để tự lo chi phí cho gia đình của mình ngay cả sau khi đã tài trợ/hỗ trợ cho sinh viên. Sinh viên cũng cần phải đối chiếu xem trường đại học có cho phép kiểu tài trợ như thế này không.
Lưu ý: Sinh viên đăng ký vào các trường Đại học ở Châu Âu nên lưu ý tại đây, bản chất của Tài trợ sẽ hơi khác những nơi khác. Hầu hết các quốc gia Châu Âu không chấp nhận các tài liệu xác minh bảo lãnh. Tuy nhiên, họ lại chấp nhận Tài trợ từ những người đang sinh sống ở nước đó.
Ví dụ, nếu bạn đang nộp đơn vào các trường đại học ở Pháp và chú của bạn đang ở Pháp và sẵn sàng chi trả các chi phí của bạn, thì sinh viên sẽ phải nộp “Thư bảo lãnh”. Đây là các quy định tiêu chuẩn thường được đưa ra cho sinh viên bởi cơ quan cấp phép Visa tại đây.
- Chứng từ của ngân hàng
Bạn phải cung cấp các chứng từ đề cập chi tiết, rõ ràng đến bản chất của các tài khoản mà các sinh viên / nhà tài trợ có trong các ngân hàng cũng như số dư trong tài khoản. Như đã đề cập, những tài liệu trên phải được cung cấp bởi ngân hàng và phải phù hợp với công văn của Ngân hàng, được ký và đóng dấu hợp lệ. Đây là những gì tất cả các chứng từ của ngân hàng nên có:
- Tên chủ tài khoản / người đồng sở hữu
- Loại tài khoản (tiết kiệm / tín dụng / liên kết) và thời gian sử dụng (người đó đã có tài khoản tại ngân hàng đó trong bao lâu)
- Số dư trong tài khoản / số tiền được chuyển đổi cùng với tỷ lệ chuyển đổi được sử dụng.
Ví dụ Tài khoản Tiết kiệm (Số dư vào ngày 31/10/ 2016) 800.000IRN, tương đương 11.928$ US với tỷ lệ chuyển đổi là 1$ = 67.07INR
Lưu ý: Chứng từ của ngân hàng cũng có thể ghi rõ Số tiền gửi vào định kì (FD) (nếu có) do người tài trợ nắm giữ. Không phải tất cả các nước đều chấp nhận FD và do đó sinh viên phải kiểm tra xem tài liệu tài chính cá nhân nào được công nhận là chứng minh tài chính tại mỗi quốc gia theo học.
- Chứng nhận khả năng vay nợ
Tài liệu này khác với Thư chấp thuận Cho vay nợ và thường được các trường đại học ở Hoa Kỳ yêu cầu tại thời điểm nhập học. Nếu không có, họ sẽ không phát hành I-20s (trong trường hợp bạn đề nghị vay một khoản để đáp ứng các điều kiện về tài chính). Tài liệu này, như tên gọi, “Chứng nhận năng lực” (“Capability Certificate”) do các ngân hàng / các tổ chức tài chính đưa ra cho thấy họ sẽ sẵn sàng cho sinh viên vay tiền nếu được nhận vào học một Đại học ở nước ngoài.
Những điều Giấy Chứng nhận Năng lực vay vốn có thể bao gồm những điều sau:
- Tên sinh viên
- Sự tự nguyện và cam kết ban đầu của ngân hàng cho vay
- Số tiền đủ điều kiện cho vay
Lưu ý một lần nữa là tài liệu này phải nằm trong bì thư của ngân hàng, được ký và đóng dấu.
- Chứng thư CA
Một số quốc gia cũng yêu cầu tài liệu thường được gọi là Chứng thư CA. Được chuẩn bị bởi một CA được chứng thực, văn bản này xác nhận tài sản thực tế của sinh viên / người tài trợ cũng như trách nhiệm pháp lý của họ. Tài liệu bao gồm cả tài sản hiện tại (như số dư ngân hàng, tiền gửi cố định, cổ phiếu, trái phiếu, v.v…) cũng như tài sản cố định (đất, tài sản, vàng … với giá trị ước tính như nhau). Tài liệu phải được kí và đóng dấu bởi CA và thường không có mẫu cố định bởi mỗi cơ quan CA sẽ có mẫu của riêng họ.
- Báo cáo định giá tài sản
Tài liệu này phổ biến hơn đối với sinh viên xin Visa đi Úc và New Zealand. Trong trường hợp đã nộp đơn Vay vốn sinh viên, cũng như đã thế chấp tài sản, sinh viên phải đính kèm Báo cáo đánh giá tài sản cùng với Thư chấp thuận cho vay. Đây là báo cáo tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền (ngân hàng / tổ chức tài chính chuẩn bị trong trường hợp cho vay vốn sinh viên). Báo cáo định giá tài sản thường bao gồm:
- Ảnh chụp tài sản
- Độ lớn và mô tả chi tiết về tài sản
- Bằng chứng sở hữu tài sản đang được đánh giá
Các ngân hàng đều có mẫu đánh giá riêng và bạn không cần quá lo về điều đó. Đánh giá từ một tổ chức cho vay tương tự hoặc từ CA cũng có thể được chấp nhận.
- Báo cáo GPF / EPF xác nhận khả năng thu hồi
Nhiều quốc gia cũng chấp nhận các khoản tiền có trong tài khoản tiết kiệm dự phòng của bạn / cha mẹ / người giám hộ. Đây là những báo cáo chính thức do Cơ quan giải ngân có thẩm quyền xác định rõ số tiền có trong tài khoản cùng với khả năng rút. Trong trường hợp có sự khác nhau về số tiền mà từng người có thể rút, báo cáo phải ghi rõ số tiền sinh viên có thể rút. Đây là những điều bạn nên ghi nhớ:
- Bản báo cáo này nên được lưu trong phiếu viết công khai của Cơ quan giải ngân.
- Cần nêu rõ tên của nhân viên / chủ tài khoản cùng với tên của sinh viên. Vì tài liệu chỉ có giá trị nếu nó là của cha mẹ, nên cũng cần nêu rõ mối quan hệ.
- Tài liệu phải xác định tổng số tiền sẵn có cùng với các giới hạn được rút.
- Trong báo cáo phải ghi rõ rằng việc rút tiền là “không hoàn lại / vĩnh viễn”.
- Tên, địa chỉ liên lạc của cơ quan ký kết cùng với dấu cũng phải được ghi chú rõ ràng.
(to be continued)
Thái Hải (SSDH) – Theo Scholarship Planet