SSDH – Mỗi khi nhắc đến du học, chắc hẳn hiện lên trong đầu của nhiều người những cái tên như Mĩ, Nhật Bản, Anh, Pháp…. với nền giáo dục lâu đời. Thế nhưng, những quốc gia ngay bên cạnh dải đất chữ S của chúng ta hiện ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt lựa chọn để du học.
Cuộc sống, học tập ở những nước “hàng xóm, láng giềng”, ngay sát với Việt Nam chúng ta có gì đặc biệt? Loạt bài “Khi người Việt trẻ du học hàng xóm” sẽ gửi tới độc giả những câu chuyện, những chia sẻ thực tế không kém phần thú vị của các bạn du học sinh tại Lào, Trung Quốc và Campuchia.
Kì 1: Bình yên xứ sở “Triệu Voi”
Lào là một đất nước tươi đẹp con người hiền hòa dễ mến có cộng đồng người Việt rải rác khắp nơi thuận lợi cho việc giao thương. Không những thế đây còn là một đất nước của lễ hội, mang đạm những nét văn hóa rất đặc sắc và phong phú. Du học Lào cũng là cơ hội thú vị cho các bạn du học sinh có thể trải nghiệm và hiểu hơn về một nền văn hóa đặc sắc.
Khi tìm hiểu về cuộc sống học tập của các bạn du học sinh Việt Na
Một góc ĐHQG Lào. Ảnh: Internet
m tại Lào, chúng tôi đã được bạn Việt Hùng, sinh viên năm thứ ba, ĐH QG Lào chia sẻ: “Khi mới đi học gia đình khá lo lắng do đây là lần đầu mình xa nhà như vậy. Nhưng khi sang đến đây nhờ những nét văn hóa tương đồng giữa hai nước Việt Nam và Lào cũng như cộng đồng người Việt tại Lào nên mình đã dễ dàng hòa nhập với cuộc sống học tập tại nước bạn”.
Do có đường biên giới chung khá dài và đặc biệt chính phủ hai nước đã ký hiệp định về vận tải cho phép xe ôtô các loại có thể “transit” qua lại đã làm cho việc đi lại giữa hai nước tiện lợi hơn rất nhiều. Khi được hỏi khi xa nhà có làm bạn nhớ nhà không? Thanh Tâm, tân sinh viên của ĐH QG Lào cho biết: “Mới xa nhà nên mình cũng khá nhớ nhưng việc giao thông khá thuận tiện nên khi muốn về Việt Nam mình chỉ cần đón xe khách là ngày hôm sau đã có mặt ở nhà rồi”.
Bình yên Vientiane. Ảnh: Internet.
Ngoài ra cuộc sống học tập trên đất nước bạn cũng khá thú vị. Một môi trường học tập thuận lợi, với những trang thiện bị và điều kiện học tập, tạo cơ hội cho các bạn phát triển khả năng của mình với những giờ học trên lớp và ngoại khóa. Việt Hùng cũng nói thêm: “Tại đây mình nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các bạn người Lào. Khi sang mình chưa hề biết một chữ bẻ đôi tiếng Lào. Mình đã dành ra 6 tháng để học tiếng trước khi vào nhập học và được các bạn giúp đỡ, giờ mình đã giao tiếp khá ổn rồi”.
Gắn bó 5 năm trên đất nước Triệu Voi, Quang Vinh – chàng kỹ sư vừa về nước tự hào: “Lào, đất nước hiền hòa chung dãy Trường Sơn với cuộc sống bình yên, con người hiền hòa thực sự môi trường thuận lợi và tràn đầy hứa hẹn cho những người trẻ muốn học tập và khám phá”.
(Còn tiếp)
Đông Đức (SSDH) – Theo Dân trí