Kỳ thi FCE: Chìa khóa giúp du học sinh làm dạng bài biến đổi câu

0

Sẵn sàng du học – Trong phần đọc hiểu (Reading & Use of English) của kỳ thi FCE, sinh viên sẽ phải viết lại câu thông qua các từ khóa cho sẵn, sao cho câu mới có nghĩa không thay đổi so với câu ban đầu.

Sinh viên không được thay đổi bất kỳ từ gợi ý nào cho sẵn, nhưng có thể dử dụng bất kỳ cấu trúc ngữ pháp nào, miễn là câu hoàn thành phải trở nên hợp lý. Các từ viết tắt cũng được tính thành 2 từ.

ssdh-sinh-vien

Mặc dù không thể dự đoán chính xác toàn bộ đề thi, nhưng sẽ có những phần kiến thức chủ yếu. Những dạng câu dưới đây là những phần phổ biến và trọng tâm có thể hỗ trợ phần nào cho sinh viên trong kỳ thi này:

1. Cụm động từ:

Không nhất thiết sinh viên phải học thuộc toàn bộ các cụm đồng từ trong Tiếng anh, nhưng bạn cũng cần chắc chắn một số từ thông dụng, hiểu ý nghĩa của chúng là gì khi chúng đứng kèm với nhau. Sẽ có ít nhất 1 câu sử dụng cụm động từ với câu mẫu mang nghĩa đen và từ khóa đề bài cho là động từ cấu thành.

Ví dụ: “You should start a new hobby, Mr. Jenkins,” the doctor said.

  • The doctor advised Mr. Jenkins to take up a new hobby.”

Trong trường hợp này, từ “take” sẽ là từ khóa đề bài cho. Bạn có thể tìm kiếm danh sách Cụm động từ tại đây.

2. Câu trực tiếp/gián tiếp

Sinh viên cần tường thuật lại một câu nói trích dẫn trực tiếp sang thể loại gián tiếp với sự thay đổi về chủ ngữ trong câu.

Ví dụ: “Why don’t you come over this evening?” Angela asked.

  • Angela suggested that they come over this evening.

3. Câu bị động/chủ động

Câu bị động có chủ thể của hành động đứng làm chủ ngữ, câu bị động là câu có hành động được thực hiện bởi một người nào đó hoặc cái gì đó.

Ví dụ: The police have cancelled the demonstration (câu chủ động)

  • The demonstration has been cancelled by the police (câu bị động)

Các giới từ như 'by' thường được sử dụng khi chỉ ra một cách cụ thể chủ thể hành động, từ cho sẵn “has” nghĩa là câu chuyển đổi cần phải sử dụng thì hiện tại hoàn thành dạng bị động.

4. Các câu ước/ câu điều kiện

Các câu có thể được dịch sang các câu cùng nghĩa sử dụng 'if', 'wish', 'as' và 'only' (hoặc ngược lại). Tương tự như vậy, những từ như ‘regret', 'prefer' hoặc 'rather' cũng có thể là dấu hiện nhận biết cần sử dụng câu ước/câu điều kiện.

Ví dụ: I’d prefer you to get home early tonight.

  • I’d rather you get home early tonight.

5. Động từ dạng V-ing/to-V/V 

Kiến thức về Gerunds (V-ing) và Infinitives (V) là không thể thiếu, bạn cần biết những động từ nào theo sau đó là dạng V-ing, to V hay V-ed.

Ví dụ: I’ll help you with your homework.

  • I don’t mind helping you with your homework.

Từ “mind” thực chất theo sau đó có thể là cả dạng V-ing hoặc V nguyên thể, nhưng phổ biến hơn cả là dạng V-ing.

6. Các cấu trúc về so sánh

Các cấu trúc như so/such, as…as, too/enough cùng với các cấu trúc dạng so sánh hơn, so sánh nhất cũng rất cần thiết đối với dạng bài này.

Ví dụ: The food was so good we had to leave a tip.

  • It was such good food that we had to leave a tip.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply