Phải làm gì khi nghe tiếng Anh mà không hiểu?

0
SSDH – Chúng ta có thể căn cứ vào ngữ cảnh để có thể suy luận. Nếu muốn nghe tốt thì cần phải học và luyện cách phát âm chuẩn của người bản ngữ.


Linh: Anh John ơi, mặc dù có nhiều bạn nước ngoài nhưng mà hình như khả năng nghe của Linh vẫn còn kém lắm hay sao ý? Tại anh cả đấy! Ai bảo anh nói tiếng Việt giỏi thế!

 

John: Chả liên quan đến anh nhé! Anh chia sẻ cho Linh bao nhiêu kinh nghiệm sử dụng tiếng Anh hay thế còn gì. Mà Linh còn có bao nhiêu bạn nước ngoài nữa ý chứ, khả năng nghe giờ chắc cũng không đến nỗi tệ như Linh nghĩ đâu.

 

Linh: Linh vẫn nghe nhầm suốt, thỉnh thoảng chả hiểu người ta đang nói gì nữa, thế là mất hết cả hứng tiếp chuyện.

 

John: Anh thấy Linh như vậy là hơi tiêu cực quá. Thậm chí người bản ngữ nói chuyện với nhau mà còn có nhiều lúc nghe nhầm và không hiểu đúng ý của đối phương nữa là người nước ngoài.

 

Thứ nhất là tiếng Anh cũng có rất nhiều từ đồng âm (hoặc gần như là đồng âm) mà khác nghĩa. Ví dụ như waitweight đều đọc là /weit/ nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.

 

Thứ 2 là độ ồn và tiếng động ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến việc giao tiếp.

Thứ 3 nữa là tiếng Anh khi nói còn nối âm từ từ này sang từ khác, làm cho người nghe (không phải người bản ngữ) khó nắm bắt.

 

Thứ 4 là bắt tiếng Anh cũng có rất nhiều giọng từ các vùng miền khác nhau hay thậm chí là từ các quốc gia khác nhau.

 

Linh: Vậy làm thế nào để giải quyết?

 

John: Với lý do thứ nhất, chúng ta có thể căn cứ vào ngữ cảnh để có thể suy luận ra từ nào mới là từ mà người ta đang nói đến.

Để giải quyết lý do thứ 2 thì đơn giản rồi, chọn nơi nào phù hợp mà nói chuyện. Nếu không chọn được nơi yên tĩnh hơn thì hai bên đành… nói to hơn vậy!

Với lý do thứ 3, nếu muốn nghe tốt thì cần phải học và luyện cách phát âm chuẩn của người bản ngữ. Chúng ta luyện nói nối âm như vậy thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi gặp phải những trường hợp tương tự trong giao tiếp.

 

Linh: Thế còn lý do thứ 4?

 

John: Không có cách nào có thể học hết các giọng của tiếng Anh được. Chúng ta chỉ có thể vận dụng kỹ năng suy đoán dựa trên văn cảnh, dựa trên phân tích ngữ pháp… Đôi khi, nếu không hiểu hoặc chưa hiểu rõ người ta đang nói cái gì, chúng ta đừng ngần ngại đặt các câu hỏi hoặc đưa ra các yêu cầu để người nói nhắc lại hoặc làm rõ hơn nội dung đang trao đổi.

 

again2

Anh sẽ lấy một vài ví dụ cho Linh và các bạn, sau đó chúng ta “tùy nghi” mà áp dụng theo mục đích của mình nhé:

 

Yêu cầu nhắc lại:

I beg your pardon!

Could you say that again?

Could you repeat that?

Excuse me? (lên giọng)

Sorry, what did you just say?

 

Yêu cầu nói to hơn (ở nơi ồn hoặc khi nói qua điện thoại):

Could you speak up a bit?

 

Yêu cầu nói chậm hơn:

Could you speak more slowly, please?

 

Yêu cầu làm rõ hơn:

Sorry, I don’t understand.

What does it mean? (khi không hiểu một từ/ngữ hoặc một khái niệm nào đó)

How do you spell that? (khi không rõ về tên người, địa danh, công ty hay một tên riêng nào đó)

You mean… …, right? (khi muốn làm rõ một ý nào đó)

 

Linh: Could you repeat?

 

John: Lại trêu anh hả? Còn lâu nhé!

 

Các bạn hãy nhớ nhé, đừng ngại đặt câu hỏi khi mình chưa rõ điều gì. Không có gì là bất lịch sự khi làm gián đoạn câu chuyện chỉ vì chúng ta chưa hiểu rõ. Như vậy còn hơn là cứ để người nói mất công nói mãi mà chúng ta không hiểu gì và toàn bộ cuộc hội thoại trở nên không hiệu quả.

 

TVH – Theo viethome

Share.

Leave A Reply