Làm thế nào để học tiếng Anh với 15 phút mỗi ngày

0

av339Tại sao cần phải trau dồi trình độ tiếng Anh

Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến và việc giao tiếp được bằng tiếng Anh đang trở thành yêu cầu tối thiểu trong một môi trường ngày càng quốc tế hóa. Giao tiếp ở đây không chỉ viết, điều mà học sinh VN rất giỏi. Giao tiếp ở đây nghiên nhiều về nói và nghe, làm thế nào để khi mình ra nước ngoài mình có thể giao tiếp một cách thông suốt với các bạn bè, đồng nghiệp là người nước ngoài.

 

Học tiếng Anh mất bao lâu

Học tiếng Anh là một quá trình học tập lâu dài và đòi hỏi người học phải rất kiên trì. Thời gian học bao nhiêu trong vòng một tuần không quan trọng, cái quan trọng là có học thường xuyên điều đặn hay không, không thể học dồn được.

 

Khi mà công việc trong tuần rồi thì công việc gia đình ngày một nhiều, một trong những lý do được đưa ra biện hộ cho việc nói, nghe, sử dụng tiếng Anh không tốt là vì không có thời gian để học. Thực ra để đạt được đến trình độ giao tiếp được với người nước ngoài thì thời gian bỏ ra không phải là nhiều. Tuy nhiên việc học tiếng Anh có một cái khó là phải học đều đặn. Chỉ với 15min mỗi ngày và học đúng cách thì sau 2 tháng, trình độ tiếng Anh của người học sẽ có những tiếng bộ vượt bậc.

 

Những cái khó trong giao tiếp tiếng Anh

Một hạn chế dễ gặp nhất đó chính là khả năng nghe nói. Với cách thức dạy tiếng Anh trong các trường THCS, PTTH như hiện tại thì học sinh chỉ được học một kỹ năng duy nhất đó là kỹ năng viết. Điều này xảy ra trường hợp có những em điểm viết cao nhưng khi gặp người nước ngoài thì sẽ như là đài mất sóng. Mở miệng một câu cũng không ra và có nói thì người nghe cũng không hiểu hết vì có nhiều từ phát âm sai.

 

Làm thế nào để cải thiện giao tiếp tiếng Anh

Hãy bắt đầu bằng việc học ngôn ngữ. Khi mỗi người chúng ra học tiếng Việt, chúng ta đâu có cầm cây viết và viết a, b, c đầu tiên? Trình tự chúng ra học tiếng Việt là như sau:

  • Nghe: Ngay khi vừa lọt lòng, cách thức giao tiếp duy nhất của chúng ta là nghe. Dù chưa nói được nhưng chúng ta vẫn nghe được ba mẹ, ông bà trò chuyện trong gia đình
  • Nói: Sau khi nghe nhiều quá thì chúng ta sẽ nói. Chúng ta bắt đầu nói bằng cách lập lại những gì chúng ta nghe. Và bằng cách nói nhiều thì từ từ sẽ có phản xạ và từ đó phát triển ra những mẫu câu mới.
  • Viết: Đây là phương tiện giao tiếp mà chúng ta chỉ được học khi Nghe và Nói cũng đã đạt đến trình nhất định nào đó.
  • Học từ nguồn nào

    Nhiều người sẽ khuyên bạn đi học ở các trung tâm để được chỉ dẫn rõ ràng. Thực ra việc học ngoại ngữ không nhất thiết phải có người dạy. Khi một đứa trẻ ra đời, mình không dạy nó mà là trò chuyện với nó. Vì vậy học ở đâu cũng được miễn sao mình được nghe nhiều được lập lại những gì mình nghe nhiều.

     

    Với thời đại internet, có rất nhiều nguồn tại liệu nghe tiếng Anh trên internet và thực ra thì không nhất thiết phải có một giáo trình cụ thể gì cả vì nếu nhìn vào cách trẻ em học ngôn ngữ sẽ thấy, cũng đâu theo một giáo trình a, b, c nào.

     

    Có hai dòng tiếng Anh, một là Anh-Anh hai là Anh-Mỹ.

    Ở BBC hay VOA, các bài đọc đã được đọc chậm lại để người nghe dễ hiểu. Ngoài ra các bài đọc cũng được chọn lọc làm sao cho từ mới của mỗi bài là không quá nhiều.

     

    Sử dùng nguồn tại liệu như thế nào?

    Step 1
    Mỗi ngày hãy chọn ra một bài nghe, ví dụ:
    Obama Looks to Exports, Hoping to Create Jobs
    Hay là
    Germany announces spending cuts
    Step 2

    Đọc lướt qua một lượt và ghi lại những từ mới và tra từ điển. Khi tra từ điển nên sử dụng từ điển Anh-Anh ở http://dictionary.cambridge.org/

    Ví dụ nếu muốn tra từ prediction thì dùng từ điển Cambridge sẽ được như sau

    prediction (noun)

    Click to hear the UK pronunciation of this wordClick to hear the US pronunciation of this word/prɪˈdɪk.ʃən/ [C or U]

    when you say what will happen in the future
    Please don’t ask me to make any predictions abouttomorrow’s meeting.
    [+ that] No one believed her prediction that the world would end on November 12.

    Nêu học từ mới bằng cách giải thích từ mới đó bằng tiếng Anh, tránh dịch qua tiếng Việt. Cái quan trọng là mình hiểu được văn cảnh dùng từ đó (trong bài đọc) để lần sau có thể bắt chước sử dụng. Vì nếu dịch qua tiếng Việt thì sẽ rơi vào trường hợp sử dụng không đúng văn cảnh.

    Step 3

    Nghe bài đọc qua trước một lượt để chú ý lắng nghe cách học phát âm từng từ một.

    Step 4

    Mở lại bài nghe và dừng lại sau mỗi câu và tự mình lập lại câu người ta vừa đọc. Nên thu âm lại quá trình để khi nghe lại mình có thể xem ngữ điệu và phát âm của mình có giống với bài đọc hay không.

    Trong vòng một vài bài đầu thì làm các bước trên có thể mất thời gian hơn 15 phút nhưng khi làm quen thì sẽ như sau thời gian phân bố sẽ là 5, 3, 7 cho mỗi step 2, 3, 4.

    Hiệu quả của phương pháp này

    Phương pháp này đã được áp dụng trong hơn 1 năm cho 2 học sinh lớp 11 để kiểm tra kết quả làm bài của nhau. Sau hai tháng thì khả năng nghe nói tiến triển khả nhiều. Khi mở miệng ra nói không còn ngượng ngịu vì ngày nào cũng phải nói tiếng Anh. Vốn từ vựng cũng tăng lên khác nhiều vì trung bình mỗi này có 5 từ mới. Việc đọc các tài liệu bằng tiếng Anh cũng nhanh hơn vì ngày nào cũng phải đọc. Kết quả là khi nói chuyện với người bản xứ không còn tự ti nữa vì phần lớn là hiểu được người ta nói gì, trừ một số từ vựng chưa biết. Sau 1 năm thì việc học này giúp cho việc học tiếng Anh trong lớp cũng như là thi ĐH ban D dù tập trung chính vẫn là ban A. Nếu tính thời gian giành để học tiếng Anh thì chỉ là 15×6 = 90 phút = 1h30 mỗi tuần nhưng hiệu quả đem lại lại rất cao, yếu tố quan trọng nhất là ngày nào cũng phải làm.

     

    Góc du học

    Share.

    Leave A Reply