Sẵn sàng du học – Theo các chuyên gia, một luật sư nhân quyền tương lai nên nhắm tới các trường luật có phòng chuyên ngành luật nhân quyền.
Những người có khát vọng vào trường luật với ý định trở thành một luật sư biện hộ cho những nạn nhân của các vụ vi phạm nhân quyền đều nên hiểu rằng theo đuổi chuyên ngành này không phải là chuyện dễ dàng.
Bởi nhiều người đang đấu tranh cho công việc thuộc ngành luật nhân quyền, những vị trí này đều rất khó cho các sinh viên tốt nghiệp trường luật để có thể ra trường làm việc luôn. Ngoài ra, các nghề luật nhân quyền có xu hướng ít sinh lợi hơn những công việc luật hợp tác, vì vậy điều quan trọng là phải biết đánh giá kĩ lưỡng có nên tham gia ngành luật nhân quyền để hiểu rằng nhìn chung công việc này không mang về cho bạn khoản tiền lương đáng ngưỡng mộ. Các giáo sư cho biết thêm làm việc trong lĩnh vực này thường phải đánh thuế tâm trạng và gây tức tối, bởi nó bao gồm việc giúp đỡ những cá nhân bị chấn thương đang cần tìm một lối thoát khỏi hoàn cảnh tuyệt vọng.
Luật sư nhân quyền Kirsten Bowman nói rằng bạn phải kiên trì mới có thể đảm bảo một công việc trong lĩnh vực danh giá và mang tính cạnh tranh cao này. “Bạn phải liên tục thử, hỏi xin thông tin phỏng vấn, chấn nhận bất cứ công việc gì và làm việc thật chăm chỉ. Những ai không dễ dàng từ bỏ thường sẽ gặt hái được thành công về sau. Tuy nhiên, chỉ vì bạn muốn làm thứ gì đó tốt đẹp cho thế giới không có nghĩa công việc đó sẽ nằm trong tầm tay của bạn. Lấy được những công việc này không phải chuyện dễ, và rất nhiều công việc tương tự không được trả lương cao.”
Bất cứ ai có hứng thú làm việc tại các tổ chức nhân quyền quốc tế nên ghi nhớ rằng, nếu những tổ chức đó thường xuyên thuê sinh viên tốt nghiệp tại các trường luật ngoài US với chi phí giảng dạy thấp, tiền lương có thể không nhiều, Bowman cho biết thêm.
Bất chấp những thử thách xuất hiện trong ngành luật sư nhân quyền, các chuyên gia vẫn cho rằng việc thực hành loại luật này có thể vô cùng có lợi. Một trong những điểm cộng chính của nghề luật nhân quyền là “cơ hội hoặc thậm chí là đặc quyền của việc hiểu rằng những gì bạn làm giúp khắc phục sự bất bình đẳng mang tính hệ thống, sửa đổi sự bất công và thúc đẩy những sự thay đổi, mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người,” Shelley Inglis, giám đốc điều hành Trung tâm Nhân quyền tại University of Dayton, Ohio.
Luật nhân quyền thường tập trung vào việc bảo vệ quyền con người khỏi sự xâm chiếm của chính phủ. Vì vậy, khi chính phủ chủ động gây tổn thương con người hay không thể bảo vệ họ khỏi những điều xấu, những hành vi đó có thể được coi là vi phạm nhân quyền.
William T. Worster, trợ lý giáo sư tại trường đại học Hague ngành Khoa học Áp dụng tại Hà Lan, cho biết dù các nghề luật nhân quyền có thể rất thách thức lúc đầu, nhưng chắc chắn sẽ có những phần thưởng xứng đáng về sau.
“Tôi nghĩ rằng khi một luật sư nhân quyền còn trẻ mới khởi nghiệp, anh hoặc cô ấy sẽ cảm thấy ghen tị với bạn bè trong ngành”, Worster đã viết trong 1 email. “Họ được trả lương cao và dường như gặt hái được thành công rất sớm. Tuy nhiên đối với những ai gắn bó lâu dài với nhân quyền, tiền lương cuối cùng sẽ trở nên xứng đáng, và phần thưởng là họ sẽ được trải nghiệm cảm giác thỏa mãn công việc vô cùng.”
Sự vui thích của việc trở thành một luật sư nhân quyền, theo Worster, là nhận thức được rằng công việc này có tầm ảnh hưởng rất tích cực. “Có thể đó chỉ là một người tị nạn, hoặc một người có quyền bỏ phiếu, hoặc một cộng đồng có nước sạch để uống. Và sức ảnh hưởng đó không hề tầm thường, bởi khi bạn giúp một người, sự giúp đỡ này cũng ảnh hưởng tới gia đình và con cái của người đó, thậm chí cả thế hệ sau này. Khi bạn già đi và nghỉ hưu, bạn có thể không có nhiều tiền trong tài khoản, nhưng bạn sẽ biết được rằng bạn đã làm hết sức để khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.”
Jocelyn Getgen Kestenbaum, trợ lý giáo sư lâm sàng ngành luật tại Benjamin N. Cardozo School of Law trường đại học Yeshiva, New York, cho biết những luật sư nhân quyền tương lai nên hiểu rằng có rất nhiều ngành nghề pháp lý khác nhau có thể phù hợp áp dụng luật nhân quyền.
“Nếu bạn nghĩ bản thân muốn trở thành ‘luật sư công lý xã hội’, luật trong nhà hoặc luật quốc tế về bảo vệ và phát triển quyền cá nhân có thể là sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Và đó chính là định nghĩa rộng nhất của nhân quyền”.
Sau đây là 8 điều các chuyên gia khuyên bạn nên tìm hiểu tại trường luật nếu đang nhắm tới việc trở thành luật sư nhân quyền trong tương lai.
Các khóa học luật nhân quyền vô cùng đa dạng. Lý tưởng thay, trường luật sẽ không chỉ cung cấp một khóa học giới thiệu về luật nhân quyền mà còn các lớp học về luật tội phạm quốc tế, luật lợi ích cộng đồng và luật tị nạn (theo Inglis). Ngoài ra, các khóa học tập trung vào các vấn đề pháp lý xoay quanh các dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương đều rất hữu ích.
Chứng chỉ được cấp trong ngành luật nhân quyền. Khi một trường luật cấp chứng chỉ nhân quyền, đó chính là một dấu hiệu tốt, theo Inglis.
Khoa luật nhân quyền chất lượng cao. “Tôi không cần phải nói rằng họ phải là những học giả ưu tú trong lĩnh lực nhân quyền, bởi những người đó có thể không dễ tiếp cận như những học giả thực tập cùng ngành, tuy nhiên tôi sẽ đảm bảo rằng…họ có quyền năng trong lĩnh vực này,” Kestenbaum cho biết. Cô nói rằng sẽ thật lý tưởng nếu khoa luật có những người đang phát tờ rơi luật nhân quyền, những người đang tích cực thực thi luật nhân quyền và đang là học giả ngành này.
Dina Francesca Haynes, giáo sư luật tại New England Law Boston, cho biết các sinh viên J.D. tương lai nên tìm hiểu xem liệu trường luật có các giáo sư thực sự cống hiến cho các dự án thuộc mảng luật nhân quyền hay không. Haynes nói rằng cô ấy thường xuyên tuyển mộ sinh viên để giúp cô thực hiện các dự án tương tự.
Tỷ lệ có việc làm đạt mức ấn tượng. Với Kestenbaum, việc tìm hiểu tính phổ biến của việc sinh viên luật được làm các công việc luật nhân quyền là vô cùng thiết yếu. Cô đưa ra lời khuyên cho các sinh viên luật tương lai rằng họ phải tìm hiểu về tỉ lệ và nơi các sinh viên tốt nghiệp ngành luật đang làm việc tại các mảng luật nhân quyền. Kestenbaum còn đề nghị tìm hiểu xem liệu một sinh viên tốt nghiệp ngành luật có được tuyển vào các tổ chức nhân quyền lớn hay được nhận các học bổng danh giá trong ngành. Nếu một trường cung cấp các hoạt động bên ngoài lĩnh vực nhân quyền, có cung cấp kinh nghiệm làm việc cho các tổ chức luật nhân quyền, những hoạt động này có thể cho phép sinh viên nắm được các thông tin của nhà tuyển dụng chuyên ngành nhân quyền.
Cơ hội du học. Worster nói rằng sinh viên ngành luật nhân quyền từng tham gia trải nghiệm du học và các hoạt động nhân quyền bên ngoài đất nước của mình có xu hướng thu hút các tổ chức nhân quyền hơn so với người thiếu kinh nghiệm quốc tế.
Học bổng và các chương trình miễn nợ. Theo các chuyên gia, bởi luật sư thường không trở nên giàu có qua việc thực hành luật nhân quyền, điều quan trọng là các luật sư nhân quyền tương lai phải cân nhắc giá cả tài chính của trường luật cụ thể trước khi nhập học. Một dấu hiệu tích cực về những cam kết của trường luật dành cho sinh viên luật nhân quyền là khi trường cấp học bổng dành riêng cho những sinh viên đó. Kestenbaum nói rằng các chương trình miễn nợ cũng là một điểm cộng. “Trường học thực sự hỗ trợ bạn và trao cho bạn cơ hội không phải chọn đi những con đường khó khăn.”
Các tạp chí luật có liên quan. Theo các chuyên gia, không một tạp chí luật nhân quyền hay tạp chí luật quốc tế có thể hưởng lợi bởi các sinh viên luật có đóng góp cho tạp chí pháp lý liên quan đến quyền con người có thể làm tăng khả năng trúng tuyển vào các vị trí công việc luật nhân quyền.
Các phòng ban ngành luật nhân quyền. Kestenbaum cho biết điều đầu tiên mà các nhà tuyển dụng luật nhân quyền tìm kiếm trong sơ yếu lý lịch sinh viên là họ có tham gia vào các phòng ban luật nhân quyền hay không. Một sinh viên ngành luật mới tốt nghiệp khó có thể trở thành ứng cử viên sáng giá cho các vị trí luật nhân quyền nếu không tham gia các khóa lâm sàng về luật nhân quyền. “Cuộc đấu tranh cho những vị trí công việc này rất khốc liệt, vì vậy một phần kinh nghiệm lâm sàng sẽ vô cùng thiết yếu.”
Người dịch: Thu Huyền (SSDH)