Sẵn sàng du học – Y tá/điều dưỡng là ngành học luôn được các bạn du học sinh Canada quan tâm lựa chọn vì cơ hội việc làm rộng mở cùng tỉ lệ định cư cao. Tuy nhiên chắc chắn có nhiều bạn vẫn chưa hình dung ra những gì mình sẽ học về nursing hay thực hành nursing sẽ như thế nào đúng không? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ vô cùng tâm huyết của một du học sinh Việt Nam ngành Practical Nursing tại Canada nhé!
Khi bạn theo học ngành Nursing ở Canada khi tốt nghiệp sẽ cần thi một số kì thi lấy license/chứng chỉ để hành nghề hợp pháp. Yêu cầu để được đăng kí thi của các kì thi này cũng khá khắt khe. Trong các lĩnh vực bị quản chế (regulated) như ngành nursing thì cần phải đậu các kì thi để có chứng chỉ mới có thể hành nghề. Việc lấy chứng chỉ trong ngành nursing để hành nghề không giống nhiều ngành học khác chỉ cần tốt nghiệp cao đẳng đại học là có thể làm việc.
Bạn Thai Nguyen, du học sinh ngành Practical Nursing tại Centennial College, Toronto, Ontario đã tốt nghiệp và passed licensing exam (có bằng hành nghề), chia sẻ như sau:
“Kiến thức thì như nhau (và vô tận luôn) nhưng mỗi tỉnh bang sẽ có luật khác nhau, có những hiệp hội để cấp bằng và regulate nurses (quản chế, bao gồm cả công nhận, cấp bằng practical nurse, registered nurse, nurse practitioner). Ví dụ Ontario sẽ có College of Nurses of Ontario, BC có College of Nurses of British Columbia. Tuy nhiên lộ trình để trở thành nurse sẽ giống nhau như này:
Bước 1: Đi học
Bước 2: Tốt nghiệp
Bước 3: Thi bằng hành nghề
Bước 4: Đăng kí license với College of Nurses
1. Bước 1: Đi học (ở Centennial College)
Lúc nộp hồ sơ thì mình nộp điểm cấp 3 (khá tốt), chỉ có điểm TOEFL (khá là thấp, cỡ 70), nên mình đăng ký học ILAC University Pathway (cỡ 10 tuần nếu skip được level), sau đó học Health Foundations (giống như Pre-Health, khoá 8 tháng), sau đó học Practical Nursing.
– Học Pre-health/Health Foundations thì khá dễ, nhờ khoá này nên mình làm quen với tiếng anh chuyên ngành luôn.
– Học Practical Nursing: khoá gồm 4 kì, học sinh cần giữ ít nhất điểm C để pass (at least 60%)
+ Kì 1 học không có clinical: Kì này học math (toán cộng trừ nhân chia), anatomy ( học giải phẫu), laws & regulations 1 và nursing theory 1. Kì 1 chỉ học thực hành những nursing procedures trong lab. Theo mình nursing theory (lý thuyết) là môn khó nhất vì học một lượng kiến thức lớn và lạ là một vấn đề, tư duy critical thinking của mình kém các bạn canadian rất nhiều. Tuy nhiên đến khi học kì 3 thì mình không còn sợ môn này nữa. Kì này mọi người thường trượt vì môn anatomy hoặc nursing theory. Nói thêm về môn theory, đây mà môn mà có 4 đáp án đúng và hãy chọn 1 đáp án đúng nhất.
+ Kì 2 vừa học vừa đi phòng khám (clinical): Kì 1 đi học First Aid & CPR, khám sức khoẻ, tiêm chủng các thứ, làm thử máu (blood test), TB test để đủ điều kiện sức khoẻ đi làm (chỗ này sẽ tốn tầm $500, các bạn có thể dùng bảo hiểm để lấy lại 1 phần tiền).
Kì 2 học health assessment (học cách khám, biết cái gì bình thường, cái gì bất bình thường), pathophysiology 1(học về bệnh, nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh), laws and regulations 2 và nursing theory 2, trong những môn này thì nếu học hành không cẩn thận thì môn nào cũng fail được.
Kì này thì đi clinical 2 ngày 1 tuần, thường sẽ được làm ở chỗ slow-paced environment như kiểu rehabilitation (phục hồi chức năng), thường làm ca sáng từ 7am đến 1-2pm.
Một nhóm thường có 8 học sinh và 1 giáo viên hướng dẫn, giáo viên có người khó người dễ nhưng mình chưa thấy ai chê gì môn này, có lẽ vì cơ bản đi làm là đã vui hơn ngồi trong lớp rồi. Học môn này bạn học cách tư duy như những y tá, và biết một ngày đi làm của họ giống như thế nào. (y tá làm từ 8 tiếng -12 tiếng/ngày). Mọi ngừơi hay nói đùa là nếu mà vượt qua kì 2 thì sẽ không còn lo bị rớt nữa. Mặc dù học thực hành, mình vẫn có nhiều assignment như là individualized care schedule (viết về bệnh nhân mình được phụ trách), learning plan, individualized nursing care plan (hồi đi học mỗi kì mình viết 3 cái), reflective assignment và nhiều thứ nữa.
+ Kì 3 vừa học vừa đi phòng khám: Kì này bạn cũng phải đảm bảo là những giấy tờ sức khoẻ bạn nộp còn hiệu lực, giấy tờ nào hết hạn thì nộp lại. Kì này học pathophysiology 2, laws & regulations 3, theory 3. Mấy môn này thì học quen rồi nên sẽ không còn khó nữa.
Kì 3 thì thực tập ở acute care unit, những việc khác tương tự kì 2.
+ Kì 4, kì cuối cùng của chương trình. Trước khi kì học bắt đầu, bạn sẽ tham dự pinning ceremony, trong lễ này bạn sẽ được tặng cái pin cài áo, ý là chúc mừng bạn sắp trở thành y tá. Kì này còn gọi là pregrad, mỗi người sẽ được xếp vào 1 unit bất kì , được kèm bởi 1 nurse làm việc ở đó – gọi là preceptor (bạn được chọn địa điểm kiểu như toronto, scarborough, missisauga bla bla, những kì trước bạn cũng được chọn như vậy, có khi hên là chọn bệnh viện luôn).
Kì này bạn làm như nurse thật luôn, preceptor của bạn làm thì bạn làm, nghỉ thì bạn nghỉ. Bạn có trách nhiệm tự sắp xếp thời gian biểu cho mình để làm đủ tiếng để tốt nghiệp. Như lúc t làm là 480 tiếng.
Kì pregrad của mình mình làm ca 12 tiếng, làm cả ca đêm ca ngày, có tuần nhận 60 tiếng để đủ giờ. Vì mình may mắn nên được vào fast-paced unit để làm, học được rất nhiều điều mới, ở đây mình quen rất nhiều người và mình rất yêu quý họ. Phải nói đây là quãng thời gian thấy mình không vô dụng nhất trong đời học sinh của mình.
Hồi kì 2, kì 3 mình mới đi làm clinical, mình thấy chán và thỉnh thoảng tự hỏi mình là mình có thật sự chọn đúng nghề không. Mình rất là shy (ngại), nên mình cảm thấy khó khăn khi bắt chuyện với người khác (kể cả tiếng anh hay tiếng việt), đặc biệt là những người mà mình nghĩ là superior đối với mình (tất cả những người làm trong unit trừ nursing students như bác sĩ, y tá, dược sĩ tất cả luôn), mình có cảm giác như con cừu non ngơ ngác ấy, mình thấy rất là vô dụng.
Hồi đầu mình còn sợ luôn cả bệnh nhân vì họ khó tính quá, nhưng cô/thầy giáo mình thuyết phục mình là bệnh nhân ở đây vì họ cần sự giúp đỡ, bao gồm sự giúp đỡ từ những y tá có hiểu biết và kiến thức như mình, thế là tự dưng mình thấy có power hẳn, cảm thấy tự tin hơn khi nói chuyện, chứ lúc đầu mình như kiểu “do you want this? do you want that? I’ll get you whatever you need”, còn giờ thì mình như kiểu “this is not healthy for you. I’ll get you what ensures your safety and everyone else’s safety” Nói vui là như vậy, nhưng cái threshold giữa những cái được phép làm và không được phép làm trong nursing đôi khi khá là mong manh, rất nhiều dilemmas nên cần phải hiểu rõ laws and regulations để bảo vệ bản thân và chiếc license tốn bao nhiêu công có được.
2. Bước 2: Tốt nghiệp
Bước này thì đơn giản, khi bạn đủ credit và đủ các môn elective general education mà chương trình yêu cầu thì bạn có thể tốt nghiệp
3. Bước 3: Thi bằng hành nghề
Đây là kỳ thi quốc gia (national exam), gọi là CPNRE.
Trước khi tốt nghiệp, College of Nurses of Ontario (CNO) sẽ gửi bạn 1 package để đăng kí thi. Bạn điền đơn và trả phí, gửi study permit cho họ. Sau khi họ xét đơn của bạn, họ sẽ gửi link để bạn thi Jurisprudence Exam, cái này chủ yếu kiểm tra kiến thức laws and regulations của bạn, bài thi gồm 150 câu hỏi, làm trong 3 tiếng, phí mỗi lần thi là $40, bạn thi đến khi pass thì kết quả được tự động gửi đến CNO. Nếu fail thì đóng $40 thi lại, đề mở nên không khó. CNO sẽ gửi link để bạn đăng kí account với Pearson Vue, để đặt lịch thi, được chọn địa điểm, ngày, giờ thi.
Cách ôn thi:
Bài thi gồm 160-175 câu, làm trong 4 tiếng, cover tất cả nội dung
Mình học quyển Saunders Comprehensive Review for the NCLEX-RN Examination và thấy rất hay, chỉ cần làm hết quyển này là thấy như kiến thức mình lên 1 level khác vậy, vì hồi đi học mình học để thi nhiều nên đến lúc học thực sự thì kiến thức vào nhiều và thấy như kiểu được enlightened. Sách này kiểu học theo chủ đề, ôn kiến thức xong rồi tự test ở dưới.
Học Quyển Prep Guide các năm để biết kiểu câu hỏi, cấu trúc đề của CPNRE. Trong kì 4, trường sẽ sắp xếp cho bạn làm predictor test, gồm 85 câu trong 2 tiếng, kết quả bài thi sẽ phân tích bạn yếu phần nào.
Những nơi có quiz hay là Uworld (pay subscription), PN NCLEX Mastery (có trăm câu free, muốn xem nhiều hơn thì có thể unlock app), nguồn free như Nurseslab, câu hỏi sẽ học thuật hơn CPNRE và làm theo kiểu NCLEX của Mỹ nên nếu làm điểm thấp thì đừng nản. Registered Nurse ở Canada giờ cũng đã chuyển sang thi NCLEX, không thi bài thi truyền thống CNRE nữa.
Mình review quyển sách mà trường mình dùng dạy môn nursing theory: Fundamental of Canadian Nursing, Kozier et al. Review Health Assessment: jarvis Physical Assessment, review quyển booklet thôi Review ở đây ko phải là học lại hết mà là lúc làm quiz thì câu nào quên thì giở sách ra xem, tìm giải thích. Mình học thấy phần nào yếu thì tự củng cố phần ấy.
Đi thi:
Trước hôm thi vài hôm thì đi chơi thư giãn đầu óc, hôm thi thì dậy sớm ăn uống đầy đủ (vì thi 4 tiếng + thời gian đi lại nữa), khâu này thì vừa rồi mình hơi chủ quan, bạn mình bảo nhìn mình như ngừoi mất hồn luôn (cười). Phòng thi chẳng có ai trông đâu, chỉ có cái camera trên đầu thôi, ngoáy mũi thì người ta cũng không quan tâm đâu, miễn không ngọ nguậy dưới bàn là được. Cần gì chỉ cần giơ tay lên sẽ có người đến hỗ trợ. Mình không đi washroom hay uống nước luôn, chỉ muốn làm xong cho nhẹ người.
Bài thi trên máy tính, khá mỏi mắt nên thỉnh thoảng nên ngừng lại exercise cho cơ mắt và tay chân. Bạn sẽ không nhìn thấy những bạn khác đâu nên khỏi lo distraction. Bạn được cho 1 tờ giấy bóng kính với bút dạ để nháp, nói thật là cũng ko có nhiều thứ để nháp đâu, làm ở trong đầu hết rồi.
Sau khi thi xong nhớ click submit, giơ tay để người coi thi tới check và bạn chào mọi người ra về. Kết quả sẽ đến sau 4-8 tuần qua mail
4. Bước 4: Đăng kí với CNO
Sau khi nhận mail báo là bạn pass, đối với bạn nào là dhs, bạn sẽ chưa đủ điều kiện để đăng kí, bạn nộp Post-Graduate Work Permit cho CNO để nhận được thư hướng dẫn đăng kí license. Bạn điền application form và gửi Police Clearance Letter (hết gần 4 tuần để lấy) cùng form đến CNO, thủ tục hết khoảng 2 tuần.
Cảm ơn mọi người đã đọc. Mình xin nhận đóng góp từ mọi người. Nếu bài viết này giúp được gì cho mọi người thì mình thấy rất vui.”
Cá Domino (SSDH) – Theo megastudy.edu.vn