Sẵn sàng du học – Bạn đã sẵn sàng cho chuyến du hành ngược miền kí ức? Từ Bảng vẽ nam châm, Vòng quay may mắn đến Power Rangers, hãy cùng điểm lại những trò chơi kinh điển này một lần nữa nhé!
1960 – Bảng vẽ nam châm
Thợ điện người Pháp André Cassagnes đã nảy ra ý tưởng “vẽ đồ chơi bằng một cây gậy, màn hình thủy tinh và bột nhôm”, theo nguồn thông tin của americanprofile.com. Lấy cảm hứng từ ý tưởng độc đáo này, The Ohio Art Co. đã cho khởi chạy Màn hình Ma thuật vào năm 1960, đánh dấu một lối vẽ mới mẻ không cần dùng đến bút chì hay giấy – bạn thậm chí còn có thể xóa đi chỉ bằng một lần gạt nhẹ. Tất nhiên, trò chơi này đã được đổi tên thành Bảng Vẽ Nam Châm (Etch A Sketch) như chúng ta biết đến ngày nay.
1961 – Cầu trượt nước
Trong quá khứ, đây chính là cách nhanh nhất giúp bạn sở hữu hẳn một công viên nước trong sân sau. Nhờ có phát minh của Công ty Đồ chơi Wham-O, tất cả những gì bạn phải làm chỉ là nối vòi nước cũ trong vườn với một tấm nhựa dài. Bạn có thể thử Cầu trượt nước (Slip ‘n Slide) và ngâm mình trong một bể bơi mini rồi đấy!
1962 – Bóng nảy
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tình cờ tạo ra một quả bóng nảy bằng nhựa? Wham-O sẽ mua lại ý tưởng của bạn, sản xuất và bán hàng triệu sản phẩm tương tự ra thị trường. Đó chính xác là điều đã xảy ra với Norman Stingley, một kĩ sư hóa học tình cờ phát hiện ra hợp chất polymer zectron. Tại thời điểm đó, Wham-O đã phải sản xuất trên 170,000 quả bóng một ngày để có thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Có một sự thật thú vị là: Theo Wham-O, giải bóng bầu dục NFL đã đặt tên trò chơi Super Bowl theo quả bóng nảy này.
1963 – Lò nướng bánh Easy Bake
Theo Good Housekeeping, bên trong lò nướng Easy-Bake màu xanh mòng két phiên bản đầu tiên có một bếp nhỏ được nung nóng bằng bóng đèn sợi đốt có đạt tới mức nhiệt độ 350. Vào năm 2013, một cô bé 13 tuổi đã thuyết phục công ty tạo ra một lò nướng mang màu sắc nam tính hơn để tặng cho đứa em trai nhỏ của mình.
1964 – G.I. Joe
Những người lính tí hon bằng nhựa màu xanh lá đã để lại ấn tượng mạnh với đám đông khi mà Hasbro phá vỡ doanh thu kỉ lục bằng việc sáng tạo ra G.I. Joe và “21 bộ phận có thể tháo rời”, theo livingly.com. Thực tế, chỉ trong vòng 2 năm, G.I. Joe đã chiếm tới nửa số doanh thu của Hasbro. Mặc dù phiên bản đồ chơi ban đầu có hình dạng tương tự búp bê, Hasbro chỉ cho phép người khác gọi sáng chế của mình là phiên bản hành động. Nếu đang sở hữu bất cứ món đồ chơi G.I. Joe nào còn nguyên trong hộp thì bạn đã có một kho báu bí ẩn trong nhà rồi đấy!
1965 – Trò chơi phẫu thuật
Trong Trò chơi phẫu thuật (Operation) do John Spinello phát minh, bạn sẽ không thể thành công với một bàn tay không vững chắc, một sinh viên trường đại học Illinois đã nói như vậy. John đã bán game của mình cho Milton Bradley với giá $500. Sau quá trình tân trang, Milton Bradley đã cho ra mắt sản phẩm và thu về được hàng triệu đô la. Cuối cùng Hasbro đã mua lại món đồ chơi này vào năm 1980 và giúp đỡ rất nhiều cho Spinello. Tờ New York Daily News đã công bố rằng sau khi có thông tin lan truyền về việc Spinello không có khả năng chi trả $25,000 để phẫu thuật miệng, Hasbro đã đưa ra đề nghị mua lại nguyên mẫu phiên bản trò chơi ban đầu của ông.
1966 – Vặn mình
Bạn có tin rằng một hoạt động quảng cáo cho xi đánh giày lại biến thành một trò chơi khuynh đảo cả nhiều thập kỷ không? Ban đầu trò chơi này có tên gọi Pretzel, nhưng cái tên này dường như không khả dụng và được đổi thành Vặn mình (Twister). Nó gần như đã thất bại khi vấp phải suy nghĩ của Sears Roebuck rằng trò chơi này tốn quá nhiều sức lực. Tuy nhiên trong The Tonight Show, game này lại thu hút được sự tham gia của Johnny Carson cùng với diễn viên Eva Gabor. Hành động khôi hài của họ ngay lập tức đã biến Twister trở thành một cú hit mà ngay ngày hôm sau chỉ bán duy nhất tại một cửa hàng ở Manhattan. Năm 1967, trò chơi đã bán ra thị trường hơn 3 triệu bản copy. Đó cũng là một trong những trò chơi bảng cổ điển mà mọi người nên sở hữu.
1967 – Chiến hạm
Milton Bradley có khả năng đã cho khởi chạy trò chơi bảng Chiến hạm vào năm 1967, tuy nhiên game này trước đó đã tồn tại dưới dạng bút và giấy. Battleship có từ thời những người lính Nga chơi vào năm 1917. Câu nói “Bạn làm chìm chiến hạm của tôi rồi!” hẳn đã vượt qua được thử thách của thời gian.
1968 – Hot Wheels
Chiếc xe Camaro xanh thẫm truyền thống đã tạo nên tiếng vang kể từ năm 1968. Mattel từ đó cũng bán được hàng tỉ chiếc ô tô. Năm 2012, mẫu xe Beach Bomb đã được một người sưu tầm mua lại với mức giá $70,000. Không, chúng tôi không đùa đâu – đây là danh sách những món đồ chơi tuổi thơ hiện có giá trị lên tới hàng nghìn đô la.
1969 – Phi hành gia Snoopy
Ai lại không yêu mến chú chó Snoopy? Nói chung, Snoopy mang nét gì đó rất con người, là chú chó săn nhỏ đáng yêu của Peanuts fame. Hoa Kỳ đã đặt chân lên mặt trăng năm 1969, cùng năm này lượng đồ chơi Snoopy cũng tăng vọt. Nhân vật hoạt hình này đã trở thành linh vật bảo hộ của NASA trong chương trình Apollo.
1970 – Bóng NERF
Trái bóng bọt có lẽ là câu trả lời của anh em nhà Parker về một giai thoại nổi tiếng những thập niên 70 trong series truyền hình The Brady Bunch: “Mẹ luôn luôn cấm chơi bóng trong nhà”. Loại bóng trong nhà ra mắt lần đầu vào năm 1970, và người tiêu dùng đã thu mua hơn 4 triệu trái bóng NERF tính đến thời điểm cuối năm. Có một sự thật thú vị rằng: NERF là tên viết tắt của chất liệu “bọt giải trí không nở”.
1971 – Weebles
Hasbro giới thiệu đồ chơi này dựa trên Chú hề Punching trong chương trình TV Romper Room. Theo weebles-wobble.com, món đồ chơi này là bản mini của chú hề luôn lắc lư mà không hề bị ngã. Điều này giải thích cho khẩu hiệu nổi tiếng: “Weebles lắc lư, nhưng chúng không ngã xuống!”
1972 – Xe đồ chơi lớn bánh
Được sản xuất bởi công ty Louis Marx, Xe đồ chơi lớn bánh (Big Wheel) lần đầu tiên được tung ra thị trường vào năm 1969 và ngay lập tức tạo nên tiếng vang với mức giá rẻ những năm 70 sau đó. Điều khiến Xe đồ chơi lớn bánh nổi tiếng chính là quan niệm của các bậc phụ huynh rằng món đồ chơi này an toàn hơn xe 3 bánh hoặc xe đạp bởi nó gần mặt đất hơn.
1973 – Búp bê sống
Búp bê có thể ăn, uống, thậm chí là tự làm bản thân bị ướt. Được Hasbro giới thiệu vào năm 1973, miệng cơ học của búp bê có thể nhai một loại thức ăn đặc biệt khi bạn trộn với nước. Năm 1992, Hasbro đã làm Búp bê sống (Baby Alive) sống động hơn nữa khi để nó phát ra một số từ ngữ nhất định: Nó có thể nói “Tôi cần đi bô” hoặc “Xong cả rồi”, nhưng giọng người lớn rõ ràng của nó khiến người ta phải dựng tóc gáy, và phiên bản này cũng không bán được ra ngoài thị trường – còn chưa đề cập đến việc đây là một trong những món đồ chơi thô tục nhất từng được tạo ra.
1974 – Pong
Sự ra đời của một cuộc cách mạng: Đây chính là năm Atari phát hành phiên bản trong nhà của trò chơi arcade. Dù có khoảng 35,000 máy Pong tại các tiệm bánh pizza và cửa hàng tiện lợi dọc khắp miền nước Mỹ, bản tại nhà đã thống trị các mùa du lịch, theo Harold Goldberg, tác giả của cuốn All Your Base Are Belong to Us: How Fifty Years of Video Games Conquered Pop Culture.
1975 – Thú cưng đá
Ra mắt vào đúng dịp lễ Giáng sinh 1975, Thú cưng đá (Pet Rocks) đã trở thành một hiện tượng với hơn 1.5 triệu sản phẩm được tung ra thị trường mỗi tháng. Gary Dahl, người viết quảng cáo tự do, đã nảy ra ý tưởng này trong một đêm ở quán bar. Danh tiếng của món đồ chơi này lan truyền với tốc độ chóng mặt, và Dahl thậm chí đã xuất hiện trên Tonight Show 2 lần. Tuy nhiên chính kế hoạch tiếp thị thông minh và kịp thời đã giúp các viên đá bỗng nhiên trở thành một cơn sốt toàn quốc.
1976 – Cỗ máy xanh
Công ty Marx, nhà sản xuất Big Wheel, đã bắt tay vào công cuộc sản xuất Cỗ máy xanh (Green Machine) nhằm mục đích thu hút sự chú ý của những người đàn ông cao tuổi đã trưởng thành trước thời Big Wheel. Cỗ máy xanh được ưa chuộng bởi tính linh hoạt trong việc dịch chuyển bánh răng để cua nhanh hơn tại các góc sắc nhọn. Theo MeTV, “Điều khiển một cỗ máy như thế này mang lại cảm giác như đang vận hành một chiếc xe đạp của tương lai”.
1977 – Bóng đá Mattel
Dù được phát hành cùng thời điểm với chiếc Atari 2006 (bạn có thể chơi nhiều trò hơn tại đó), trò chơi Bóng đá Mattel (Mattel Football game) chạy bằng pin đã được đem ra thương lượng với mức giá $29.95, gián tiếp khuếch đại danh tiếng của nó, theo báo cáo của MeTV.com. Hệ thống Atari yêu cầu phải được mua với giá $199 – tương đương với $800 ngày nay.
1978 – Các nhân vật trong Star Wars
Bộ phim ra mắt vào ngày 25 tháng 5, 1977 và không ai ngờ trước được nó lại được yêu thích đến vậy. Nhà sản xuất đồ chơi Kenner ngay sau đó đã tạo ra các hình mẫu nhân vật tương tự và phải cho ra mắt sớm bộ “Early Bird Certificate Packages” cho đến khi chúng nhận được thêm tài trợ. Cho đến năm 1978, các nhân vật Star Wars đã chính thức trở thành một hiện tượng. Nếu sở hữu bất cứ một món như vậy bày bừa trên gác mái, sau đây là giá trị ngày nay của chúng (cùng các món đồ chơi tuổi thơ khác).
1979 – Cô bé Bánh dâu
Búp bê có mùi dâu tây với mặt nhiều tàng nhang này đã ngay lập tức chiếm được cảm tình của mọi người sau lần đầu xuất hiện như một nhân vật trong Công ty Thiệp chúc mừng Mỹ. Kenner cuối cùng đã tạo ra một nhóm bạn cho cô bé, như Purple Pieman và Apple Dumplin.
1980 – Khối Rubik
Được bán tại Công ty Đồ chơi Lý tưởng, khối hình hóc búa này ban đầu không hề ngờ sẽ trở thành một món đồ chơi. Dường như, nó đã khiến mọi người vô cùng điên cuồng đến mức họ sẵn sàng tháo rỡ nó ra bằng một chiếc Tuốc nơ vít để xem cách thức hoạt động của nó. “Khối Rubik đơn giản vô cùng”, Mike Drake, giám đốc dư án đặc biệt của công ty đồ chơi Mezco, đã trò chuyện cùng Adweek. Với 43,252,003,274,489,856,000 cách sắp xếp màu sắc, việc giải đố thành công món đồ chơi này dường như vẫn còn khó khăn ngày nay, tuy nhiên đã có hơn 350 triệu khối đã được bán ra ngoài thị trường.
Adweek cho biết rằng Ernö Rubik, chuyên gia kiến trúc tại Budapest, đã nỗ lực dạy học sinh của mình về những mối quan hệ không gian trong khối hình. Anh gọi nó là Buvos Kocka (“Khối hình Kì diệu”) và rao bán tại Hungary. Cuối cùng, khối hình được Ideal thu mua; và tiếp tục tra tấn con người ta đến tận ngày nay.
1981 – Xì trum
Khi những cư dân tí hon màu xanh trong rừng xuất hiện trên TV những năm 80, chúng ngay lập tức được ưa chuộng và thu mua trước thời điểm các kì nghỉ lễ kéo đến; những nhân vật trong truyện tranh trước đây vẫn được tái hiện trong phim 35 năm sau đó.
1982 – Sâu GIo
Chú sâu ngoằn ngoèo sáng sủa có vẻ chỉ xuất hiện trong các cơn ác mộng của trẻ thơ, thế nhưng bằng một cách nào đó món đồ chơi nhỏ xinh màu xanh lá này đã len lỏi vào trái tim của trẻ em trên khắp thế giới. Một phần của sự lôi cuốn có lẽ nằm ở việc món đồ chơi này có chức năng giống như một bóng đèn ngủ mà trẻ em ôm ấp mỗi tối.
1983 – Búp bê Bắp cải vải
Đây chính là năm phát hành những con Búp bê Bắp cải vải (Cabbage Patch ): Các bậc phụ huynh đã xếp hàng dài chờ đợi để có thể cầm những con búp bê này trên tay. Trong khi Xavier Roberts thu về được khá nhiều tiền bởi phát minh Little People Doll, có kèm theo giấy khai sinh, rõ ràng anh đã lấy trộm ý tưởng của nghệ sĩ người Kentucky tên Martha Nelson Thomas – và từ đó cô nàng búp bê này chưa từng phai nhạt theo thời gian.
1984 – Bóng Hacky Sack
Bạn sẽ không còn cảm thấy chán nản một khi sở hữu trái bóng Hacky Sack trong tay. Dù được phát minh vào năm 1972, Wham-O đã mua lại bản quyền của túi bóng nhỏ xinh này vào năm 1983 và cho ra mắt thị trường. Hacky Sack đánh dấu sự khai sinh của một nền văn hóa thể thao hoàn toàn mới. Sau đây là một số trò chơi tuổi thơ thực sự tuyệt vời.
1985 – Teddy Ruxpin
Một chú gấu biết nói dường như khá phổ biến ngày nay, tuy nhiên để có được điều đó một cuộc cách mạng vào giữa những năm 1980. Vào năm 1985, thu nhập của mọi người đã lên tới 41,000 một tháng. Gấu Teddy có thể dịch chuyển mắt và miệng cùng lúc khi đang đọc hoặc hát qua cuộn băng cát-xét được cài đặt ngay sau lưng nó.
1986 – Gấu Care Bear
Những chú gấu tông màu nhạt nổi tiếng với đặc điểm thể hiện cảm xúc của mình ngay trên bụng thay vì tay áo có hoa văn cầu vồng và hoa. Những chú gấu bộc lộ cảm giác được đặt cho cái tên như “Vui vẻ” và “Càu nhàu”. Chúng thậm chí còn có series phim và truyền hình riêng biệt.
1987 – Bóng Koosh
Nói về sự tự tin – nhà phát minh ra bóng Koosh (Koosh Ball) Scott Stillinger đã từ bỏ công việc hàng ngày dù tất cả những gì anh có là một chùm dây cao su được buộc lại với nhau. Niềm tin của anh rất vững chắc: trái bóng có thể mang đến nhiều xúc cảm và được bán tại 14,000 cửa hàng đồ chơi trên toàn thế giới. Có một sự thật thú vị rằng: Cái tên Koosh được lấy cảm hứng từ âm thanh tương tự khi bạn chơi đùa với nó.
1988 – Super Mario Bros
Khi Hệ thống Giải trí Nintendo được thông qua vào mùa thu năm 1986 với chỉ 17 trò chơi khả dụng, duy nhất chỉ Super Mario Bros có khả năng thống trị thị trường và len lỏi vào trái tim và nhà của tất cả trẻ em người Mỹ. Đến năm 1988, thợ sửa ống nước Mario (và anh trai Luigi) gần như được nhắc đến ngay sau cái tên Nintendo.
1989 – Game Boy
Thêm một thời khắc trọng đại trong lịch sử trò chơi cầm tay: gameboy của Nintendo được phát hành vào mùa hè năm 1989 và tiếp tục ảnh hưởng cả nền công nghiệp trò chơi điện tử đến tận ngày nay, theo International Business Times.
1990 – Thiếu niên Ninja Rùa đột biến
Được tạo ra bởi 2 họa sĩ vẽ truyện tranh, những anh hùng rùa không có thật này dựa trên series truyện tranh Daredevil những năm cuối thập niên 60. Cuốn truyện tranh là một bản hit nhưng Turtlemania không hề gây sốt đến vậy cho đến khi đặc vụ cấp phép Mark Freedman tham gia với ý định giới thiệu những chú rùa này ra thị trường.
1991 – Super Nintendo
Hệ thống Giải trí Nintendo 8-bit là một cú hit vào năm 1988, sau đó Nintendo lại tiếp tục thành công với bản cập nhật 16-bit. Món đồ chơi này được bán với hơn 49 triệu bản trên toàn thế giới.
1992 – Quỷ lùn
Những nhân vật kì quặc này ban đầu được gọi là Dam Doll theo tên nhà phát minh người Đan Mạch Thomas Dam; trước đây chúng được làm bằng gỗ với tóc len và mắt thủy tinh. Phiên bản bằng nhựa ra mắt tại Bắc Mỹ thực ra không hề có thẩm quyền, khiến gia đình nhà Dam phải đợi đến năm 2003 mới có thể thu lại lợi ích của bản quyền.
1993 – Beanie Babies
Từng có thời điểm việc sở hữu những thú cưng đồ chơi chứa đầy hạt có thể chi trả cho cả một học kỳ đại học, theo báo cáo của The New York Post. Đó là bởi nhà phát minh Ty Warner đã giới hạn sản xuất lượng gấu Beanies nhất định và cho hủy bỏ những thứ khác để tạo ra sự thiếu hụt về Beanies. Ngoài việc tạo ra một làn sóng điên cuồng đổ xô tới những cửa hàng bán đồ Giáng sinh, nhu cầu đối với Beanies khiến cho các nhà sưu tầm chịu chi tới $5,000 cho món đồ chơi trị giá $5.
1994 – Power Rangers
Chắc chắn rồi, chương trình này không quá tinh vi nhưng những món đồ chơi lấy hình mẫu các nhân vật trình diễn trong đó lại có khả năng tạo nên một cơn bão lớn. Đồ chơi Power Ranger chiếm khoảng $1 tỷ trong tổng doanh thu cùng năm đó.
1995 – Thẻ Pog
Việc tái chế mang đến một cuộc sống hoàn toàn mới khi mà những chiếc nút chai từ thức uống Hawaii có tên Passion Orange Guava (POG) bỗng trở thành một cơn sốt trò chơi những năm 90. Một giáo viên đã vô tình tạo nên cơn sốt này: Cô sử dụng nắp chai để dạy học sinh một trò chơi mà ông bà của cô từng chơi với nắp chai sữa tại các cụm cây ở Hawaii.
Khi nhà in bao bì POG bắt đầu chỉ sản xuất nắp chai, một doanh nhân tên Alan Rypinski đã bắt gặp và mua lại nhãn hiệu POG. Sau một thời gian, anh thành lập Tổ chức POG Thế giới, nảy ra ý tưởng về một nhân vật đại diện chính thức mang tên Pogman và thành công lập thỏa thuận với các thương hiệu đồ ăn nhanh, hãng phim Hollywood và các chuỗi cửa hàng bán lẻ.
1996 – Thú bông Tickle Me Elmo
Nhà phát minh Ron Dubren đã tạo ra một con chip điện tử có thể phản ứng lại hành động bằng cách tỏ ra cười khúc khích, và anh đặt nó trong một chú khỉ nhồi bông. Sáng tạo này không hề được biết đến cho tới khi Tyco đặt nó trong Elmo; rõ ràng, món đồ chơi này dần chiếm được cảm tình của mọi người đến mức các bậc phụ huynh chịu lái xe đi hàng dặm, đợi hàng tiếng đồng hồ để có thể mua về món đồ này cho con mình.
1997 – Máy nuôi thú ảo Tamagotchi
Là một thành công rực rỡ, thú cưng kĩ thuật số cầm tay này được tạo ra bởi Aki Maita và Yokoi Akihiro của Công ty đồ chơi Nhật Bản Banda nhưng không phải là không có khuyết điểm. Màn hình tinh thể lỏng của món đồ chơi dạng quả trứng này sẽ bị hỏng nếu trẻ em bỏ không nó trong vòng 5-6 tiếng một ngày. Điều này đã được chứng minh gây hại cho trẻ nhỏ, khiến các nhà tâm lý học đặt cho hiện tượng này cái tên Hiệu ứng Tamagotchi (Tamagotchi Effect).
1998 – Furby
Nếu có thể nói tiếng Furby, bạn hẳn đã sở hữu một Furby – thú cưng hoạt hình song ngữ khi còn là đứa trẻ năm 1998. Ngay từ đầu nó đã nói tiếng Furby, nhưng bạn vẫn có thể dạy tiếng Anh cho nó. Món đồ chơi của Hasbro này đã được bán với khoảng 1.8 triệu bản trong năm nay, và hơn 14 triệu bản vào năm tiếp theo.
1999 – Pokémon
Pokémon là dạng viết tắt của Pocket Monsters: với Pokémon, các nhà làm game của Nintendo, Satoshi Tajiri và Ken Sugimori đã tạo ra một trò chơi quy mô lớn thứ hai (Mario Bros. vẫn giữ vị trí đầu). Phiên bản thẻ cũ và Pokémon Go đậm tính thực tế vẫn giữ vững tiếng tăm cho đến ngày nay.
2000 – Xe Razor Scooter
Không cần phải thành thạo ván trượt khi mà bạn sở hữu một chiếc scooter hiện đại, đẹp mắt này. Razor Scooter giờ đây được vô số bạn trẻ yêu thích cảm giác lướt trên bánh xe ưa chuộng.
2001 – Bratz
Được tạo ra bởi Carter Bryant và hãng Giải trí MGA, búp bê Bratz (Bratz dolls) ra mắt thị trường với phong cách hợp thời trang và được đặt cho những cái tên hiện đại như Chloe, Jade, Sasha và Yasmin. Đến năm 2005, trên 125 triệu búp bê đã được bán trên toàn thế giới, thu về khoảng $2 tỷ cho MGA. Chúng có thể không phổ biến như búp bê Barbie nhưng ít nhất chúng không hề gây ra bất cứ tranh cãi nào như Barbie.
2002 – Beyblade
Trẻ con có thể tham chiến với những con quay tam thời (contemporary spinning tops) của Hasbro với những cái tên như Drago, Storm Pegasus và Dark Wolf. Công ty đã bán khoảng 150 triệu con quay, thu về khoảng $500 triệu trong tổng doanh thu.
2003 – Robosapien
Gọi là “hình nhân có thể cảm nhận, nghe theo mệnh lệnh của bạn và thực hiện những nhiệm vụ”, newatlas.com đã giải thích rằng món đồ chơi người máy này có tới 67 chức năng đã được lập trình sẵn. Giá khởi điểm của nó lên tới 2.3 triệu unit. “Chúng tôi tự hào đã tạo nên một thứ gì đó chưa từng có tiền lệ trong ngành rô bốt cá nhân học, thứ gì đó đã tìm được đường len lỏi vào trái tim của trẻ thơ và thỏa mãn nhu cầu cơ bản đầu tiên của con người”, Tilden tâm sự trên Boy Stuff của Vương quốc Anh.
2004 – Nintendo DS
Nintendo DS đã thổi một làn gió mới vào mảng game chơi trên bàn. Chữ DS là dạng viết tắt của Developer’s System and Dual Screen. Không chỉ có nhiều màn hình, các bảng điều khiển DS còn có thể kết nối với nhau, giúp trẻ nhỏ chơi game mà không cần đến dây. Và nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc cài đặt thêm một màn hình nữa trong nhà, đừng lo – sau đây là lý do vì sao thời gian ngồi đối diện với màn hình không hề gây hại cho trẻ con như bạn tưởng.
2005 – Xbox 360
Thế hệ tiếp theo của Xbox Microsoft được đánh dấu bởi sự ra đời của phiên bản Xbox Live mới. Bây giờ người chơi có thể đấu với nhau bằng hình thức trực tuyến và tải game từ mạng Internet. Từ năm 2005, món đồ chơi này đã được bán với giá hơn 44.6 triệu unit trên toàn thế giới.
2006 – Nintendo Wii
“Mục tiêu của chúng tôi là sáng tạo ra một cỗ máy có thể hữu ích cho các bà mẹ – dễ dàng sử dụng, khởi động nhanh chóng, không tốn nhiều năng lượng và chạy êm. Thay vì chỉ áp dụng công nghệ mới, chúng tôi đã suy nghĩ nghiêm túc về một bảng điều khiển game đạt tiêu chuẩn”, nhà thiết kế Shigeru Miyamoto đã phát biểu trên Business Week. Đã có hơn 3 triệu bảng điều khiển được bán trên toàn thế giới ngay năm phát hành sản phẩm.
2007 – iPod Touch
Trước thời điểm mà bất cứ ai cũng đang sử dụng điện thoại thông minh, iPod Touch chính là một cuộc cách mạng. Máy nghe nhạc màn hình cảm ứng đầu tiên của Apple đã dẫn tới sự bùng nổ của iTunes Store. Nếu bạn đang nghĩ về việc mua tặng một sản phẩm hiện đại một chút, hãy tham khảo những món quà công nghệ siêu ngầu bạn sẽ muốn giữ lại cho bản thân.
2008 – Thú cưng Zhu Zhu
Hãy quên những chú chuột hamster ngoài đời thực đi: robot hamster này lại chạy bằng pin đấy. Lượng nhu cầu ngày càng tăng đối với thú cưng đã khiến cho Russ Hornsby thiết kế ra Zhu Zhu. Cũng giống như thú thật, chúng thậm chí còn tạo ra những âm thanh trìu mến một khi được âu yếm. Theo Washington Post, công ty này đã thu về được tối thiểu $70 triệu vào năm bắt đầu phát hành sản phẩm.
2009 – Mindflex
Có thể đây không phải là món đồ chơi được yêu thích nhất trong năm, nhưng đó chắc chắn mang tính ảnh hưởng đáng kể nhất, theo Time Magazine. Món đồ chơi của Mattel được coi là một cuộc cách mạng ở điểm nó có thể thực sự đo được hoạt động của sóng não và sử dụng nó để hướng dẫn bóng Mindflex màu xanh vượt qua một chuỗi vật cản. Khá ngầu đối với một món đồ chơi phải không nào?
2010 – iPad
Dù iPad không giống một món đồ chơi nhưng màn hình cảm ứng đã được cải tiến của nó lại phù hợp cho tất cả mọi người – từ trẻ nhỏ đến người già. Nhưng với trẻ con, iPad cung cấp vô số trò chơi và phương tiện giải trí chỉ với một đầu ngón tay. Không hề đáng ngạc nhiên rằng 300,000 chiếc iPad đã được đưa ra thị trường vào ngày phát hành. Tuy nhiên năm mà bạn được sinh ra không chỉ có những món đồ chơi bán chạy bậc nhất này – đây là những chiếc kẹo phổ biến nhất vào năm bạn được sinh ra.
Từ chối trách nhiệm: Mọi sản phẩm đều do các biên tập viên của chúng tôi lựa chọn thể theo ý kiến cá nhân. Nếu bạn mua sản phẩm qua link tại trang web, chúng tôi sẽ nhận được sự ủy nhiệm đáng quý của bạn.
Người dịch: Thu Huyền (SSDH)