Một ngày của du học sinh UK

0

SSDH- Bạn đã bao giờ thắc mắc du học sinh Anh trải qua một ngày của họ như thế nào chưa? Hãy cùng SSDH tìm hiểu một ngày bình thường của nữ blogger Holly Brandon tại University of York, UK.

Một điều tôi có thể nói chắc chắn về cuộc sống của một sinh viên chính là không có một ngày điển hình nào cả. Tuy nhiên tôi có thể nói ngắn gọn về lịch trình trong 1 ngày bình thường của bản thân tại University of York.

1. Buổi sáng

Tôi thừa nhận, thời gian buổi sáng của tôi phụ thuộc khá nhiều vào các hoạt động trong buổi tối trước đó. Khi còn là sinh viên năm nhất, tôi thường dậy lúc 8:45 am. Thường thì tôi sẽ mặc quần bò, ăn một chiếc bánh sandwich kẹp thịt xông khói cho bữa sáng và mải móng chạy đến lớp lúc 8:59 am.

Đến năm thứ ba, buổi sáng của tôi lại khá giống với một loại quảng cáo ngũ cốc. Tôi thường ăn một bát granola cùng sữa chua, và nở một nụ cười tươi tắn trước khi đi bộ đến trường.

2. Học trên lớp

Là một sinh viên ngành ngôn ngữ, tôi có khá ít thời gian rảnh nhưng cũng có buổi sáng không có tiết học. Khi đó, tôi thường lên kế hoạch chuẩn bị cho buổi hội thảo tâm lý học vào ngày hôm sau, đọc một bài báo trên Jamaica Creole và lựa chọn chủ đề cho luận văn của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi lại lướt newsfeed trên Facebook và tự hỏi bản thân có nên mua sô-cô-la tại máy bán hàng tự động ở thư viện hay không.

[Tham khảo: Các Tip nên biết khi viết bài luận xin học bổng]

3. Buổi trưa

Giờ ăn trưa của tôi sẽ bắt đầu sau nhiều tiếng đồng hồ học phiên âm ngoại ngữ và thảo luận về lợi ích của việc biết 2 thứ tiếng.

Tùy vào thời gian biểu dày đặc của mình, tôi sẽ về nhà ăn trưa hoặc ăn ngay tại trường. Những ngày thường, các tiết học của tôi bị dồn vào 4 giờ liên tiếp, không có thời gian để ăn trưa, thậm chí là nghỉ ngơi. Tôi phải chạy thục mạng từ phía này sang phía khác của trường, mang theo chiếc bụng réo inh ỏi như tiếng chuông báo động của cuộc không kích trong khi những người khác nhàn nhã ra về.

4. Lại học?

Cũng như buổi sáng, buổi chiều của tôi cũng trôi qua nhàm chán với các tiết học và hội thảo. Trong thời gian chuyển tiếp giữa các môn, tôi thường dành thời gian để ngủ hoặc thu mình vào một góc của thư viện, ghi chú lại việc tiếp xúc với Scandinavia ảnh hưởng đến như thế nào đến tiếng Anh trung thời kỳ cuối (Late Middle English) ở thế kỷ 15.

5. Giải trí

Ngoài việc liên tục phải đọc sách và viết luận văn, tôi thường dành buổi chiều để luyện tập với ban nhạc ceilidh, đi bơi hoặc tập thể dục nhịp điệu (thực ra là một hình thức tra tấn được gọi là khiêu vũ trong những năm 1980). Tôi và bạn bè thường cười khúc khích ở phía cuối hàng, va vào nhau như những con gấu trúc say rượu tại một sàn disco.

[Tham khảo: Trải nghiệm 17 cảm giác sau khi bắt đầu cuộc sống sinh viên]

6. Trở thành Cinderella trong khoảnh khắc

Cũng có thời gian tôi dành ra để làm việc nhà: đi chợ hoặc sửa vòi sen hết nước – một việc mà tôi phải làm khá thường xuyên. Khuyên bạn điều này nhé: khi lựa chọn bạn cùng phòng, hãy chọn cô gái có mái tóc ngắn nhất.

7. Thư giãn buổi tối

Một buổi tối điển hình của sinh viên năm nhất bao gồm việc ăn tối ở căng-tin trường, thay thế cho những bữa ăn khoai tây chiên không hề lành mạnh. Sau đó tôi cùng bạn bè sẽ trở về nhà chơi bài, đi xem phim hoặc dành cả đêm ở bên ngoài.

Trong năm thứ hai và ba, tôi và bạn cùng phòng sẽ trò chuyện về mọi thứ trên đời khi cùng nhau nấu ăn ở nhà. Chúng tôi sẽ vừa giặt đồ vừa đánh nhau bằng khăn lau bàn, hát to theo nhạc hoặc uống bia và chơi board game.

Tất nhiên, cũng có những lúc tôi phải thức khuya rà soát lỗi chính tả hoặc đọc tài liệu tham khảo trong cơn buồn ngủ vô tận. Nhưng trong những buổi đó, chúng tôi thường uống rượu rum thay vì nạp caffein và vui đùa hàng giờ liền.

[Tham khảo: Cuộc sống sinh viên ở London: Văn hóa và ẩm thực]

8. Đi ngủ

Giống như đại đa số các sinh viên, tôi thường ngủ rất ít và coi việc ngủ không quan trọng. Vì một số lí do, nhiều người sẽ thoái lui với thói quen ngủ của trẻ sơ sinh và thường sẽ ngủ trưa vào buổi chiều. Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc ngủ bởi nó vô cùng cần thiết để duy trì sự sống.

Người dịch: Thu Huyền (SSDH)

Share.

Leave A Reply