Phân biệt các hoạt động ngoại khóa để chuẩn bị hồ sơ xin học bổng du học

0

SSDH – Trên hành trình chuẩn bị du học, bạn sẽ phải tham gia một số hoạt động ngoại khóa, bạn băn khoăn và không biết lựa chọn chương trình nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1 câu hỏi mình thường được hỏi “trường abc có chấp nhận cái này không?”, “cái này có được tính là hoạt động ngoại khoá hay không”. Mình sẽ trả lời trong bài viết. Bài viết mang tính chủ quan, không thể áp dụng cho tất cả. Có 1 số yếu tố liên quan đến chính trị ở cuối bài viết.
Mình ủng hộ các bạn tham gia các hđ văn nghệ/ thể thao nhưng nó phải tương xứng với trường/ học bổng mà các bạn chọn. Trường càng cao, học bổng càng danh giá thì yêu cầu càng cao. Ngược lại, nếu các bạn apply trường thường thì tham gia những cuộc thi/ hoạt động nhỏ hơn.
Xem thêm:
1. Hoạt động thể thao/ văn nghệ
Hoạt động văn nghệ/ thể thao rất phong phú, nó thể hiện sự năng động và 1 cuộc sống lành mạnh của học sinh. Tuy nhiên, mình thấy, các cuộc thi văn nghệ ở cấp trường/ huyện/ tỉnh của Việt Nam (ví dụ: tiếng hát tuổi hồng, chào mừng 20/11,..) thường không được đánh giá cao.
Để đậu vô trường top thì các ứng viên thường có 1 trong 2 yếu tố sau:
– Cuộc thi tầm cỡ quốc gia/ quốc tế. Có rất nhiều vận động viên nổi tiếng được các trường mời đến học. Hoặc như mình có biết 1 bạn hoặc Keio, bạn đó trước kia nằm trong nhóm nhảy Blue Tokyo tham gia American’s Got Talent. Mặc dù anh này không phải nhảy chính, và cũng không vào được chung kết nhưng AGT vẫn là 1 điểm sáng trong profile của anh ấy. Yếu tố quốc gia/ quốc tế này nghe có vẻ khá xa vời.
– Đoạt giải quán quân/ giải cao trong cuộc thi. Bạn của mình, anh Hải, từng đạt giải trong 1 cuộc thi văn nghệ của Đại học Hà Nội. Đây không phải là cuộc thi tầm cỡ thế giới, nhưng nó là cuộc thi của trường đại học nên cũng “khá to”. Yếu tố này đã makeup cho profile của anh ấy, giúp anh đạt học bổng Khổng Tử Đại học Sư phạm Bắc Kinh và học bổng chính phủ Trung Quốc tại Đại học Sư phạm Hoa Nam. Mình cũng biết em Thảo Tâm – vô địch cờ vua châu Á- học bổng 100% Vin Uni.
Thực ra, khi các bạn học sinh VIệt Nam apply những học bổng danh giá, các bạn ít khi dùng các hoạt động văn nghệ/ thể thao vì người VN không mạnh ở mảng này.
2. Hoạt động tổ chức (mang tính Leadership)
Các bạn có thể tham vào hội học sinh, câu lạc bộ, dự hội nghị, MUN, tham gia bootcamp,… Những bạn ở thành phố sẽ có lợi thế ở mảng này hơn.
Còn những bạn học ở tỉnh lẻ thường hay hỏi thế này “nhưng mà trường em không có câu lạc bộ”. Trường cấp 3 mình học cũng ở tỉnh lẻ, trước kia cũng không có câu lạc bộ. Ừ, không có thì lập 1 cái :)). Bạn cùng khối với mình đã thành lập 1 câu lạc bộ, lúc đầu chỉ có vài ba người, về sau câu lạc bộ lớn quá nên nhà trường buộc phải công nhận nó. Bây giờ, câu lạc bộ đó trở thành đại diện đưa tin của trường, cánh tay phải đắc lực luôn.
“Nhưng em chỉ là thành viên bình thường”. Có nhiều trường hợp, chỉ cần dựa vào thâm niên là được lên chức :)). Nhưng mình nghĩ nếu các bạn năng nổ, tích cực đóng góp thì chẳng có lý do gì mà các bạn chỉ là thành viên bình thường. Nên là: tích cực lên, mạnh mẽ lên
3. Hoạt động vì cộng đồng (community service)
Đây là những hoạt động từ thiện, tình nguyện,…
“Nhưng em không có cert”. Đây là 1 vấn đề nan giải vì rất nhiều trường yêu cầu phải có cert (chứng nhận) chứ họ không chấp nhận video hoặc ảnh. Cái này là do quyết định chọn trường của các bạn thôi.
Nhưng mình hi vọng nếu các bạn tham gia những hoạt động cộng đồng thì hãy vì cộng đồng chứ đừng vì cái cert. Nếu họ cho mình cái cert thì vui quá, nhưng không cho cũng chẳng sao vì nhìn từ hướng tích cực, những hoạt động này giúp chúng ta hiểu ra rất nhiều thứ, và rất có thể sẽ đóng góp cho bài luận xin học bổng chúng ta.
4. Các giải thưởng học thuật
Học bổng/ trường càng danh giá thì càng cần giải cao. Ví dụ, tối qua có 1 bạn muốn apply MIT nhưng chỉ được giải cấp tỉnh là không được rồi. Đối với MIT, chị Jenny Hoang ngày trước có hơn 20 huy chương về lĩnh vực khoa học ở bang và quốc gia.
Nếu các bạn không biết “giải thưởng này có xứng với học bổng này hay không” thì vào các nhóm/ cộng đồng để hỏi các anh chị đi trước.
5. Các chứng chỉ khoá học
Như mình đề cập rất nhiều lần trong các bài viết trước. Có nhiều chứng chỉ được đánh giá cao, nhiều chứng chỉ thì không. Những chứng chỉ miễn phí, tất cả mọi người trên thế giới đều có thể tham gia, trả thêm 20-100 USD thì người ta sẽ gửi cái chứng chỉ về nhà. Bản thân mình thì không đánh gia cao những chứng chỉ như vậy vì nó không hề có tính cạnh tranh, mặc dù tên của các chứng chỉ nghe rất kêu, toàn trường đại học nổi tiếng. Và mình nghĩ trong trường hợp “bí quá” thì các bạn mới cần dùng đến những chứng chỉ như vậy thôi.
6. Hoạt động Đoàn Đội
Mình tách riêng ra 1 mục vì cái này liên quan đến chính trị. Đã là Đoàn Đội thì chắc liên quan đến Đảng. Khổ cái là các bạn thường xin học bổng ở những nước tư bản. Mà tư bản với cộng sản lại ghét nhau thành ra nhiều nước tư bản họ chưa chắc đã thích những hoạt động này.
Và trong số những profile xin học bổng mà mình từng đọc qua, mình cũng chưa thấy ai dùng hoạt động này để xin học bổng.
Ngoài ra, nếu các bạn được kết nạp Đảng, các bạn sẽ chịu sự phân công của tổ chức. Du học ở đâu, học cái gì sẽ do Đảng quyết định. 
Kết bài: Có nhiều trường thích các giải thưởng học thuật, có nhiều trường thích các hoạt động thể hiện được khả năng lãnh đạo, có nhiều trường thích cả 2. Các bạn tự tìm hiểu. Chúc các bạn xin học bổng thành công.
SSDH (tác giả Mây Kiều)
Share.

Leave A Reply