Những “điểm trừ” đáng chú ý của du học sinh Việt (tiếp theo)

0

SSDH – Trốn học, dẫu cho đi học ở nước ngoài, tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc, không phải là hiếm với du học sinh, trong đó có người Việt.

 

Nghe tưởng như là đùa khi muốn đi du học, ngoài một số ít các bạn nhận được các học bổng thì phần lớn là du học theo diện tự túc – tức là để cho con cái mình có thể được theo học tại một quốc gia khác, các bậc phụ huynh đã phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ! Thế nhưng, sau khi bước vào môi truờng học tập mới, nhiều du học sinh thay vì chăm chỉ học hành thì lại thường xuyên… trốn học!

 

H (22 tuổi) từng là một du học sinh tại Úc, sang Úc từ lúc kết thúc chương trình học phổ thông theo diện tự túc. Sau năm đầu tiên dành để lấy chứng chỉ tiếng Anh và làm quen với môi trường sống mới, thì H theo học tại kinh doanh tại một trường Đại học. Mặc dù đã đăng kí học nhưng H thường xuyên bỏ tiết để tụ tập bạn bè hoặc đi làm thêm.

 3.jpg

Ai bảo chỉ ở Việt Nam mới trốn học?

Cuộc sống hiện đại với những quán bar, câu lạc bộ đêm làm H thấy thích thú. Và để chi trả cho những cuộc vui đó, thay vì đến lớp, H đi làm thêm tại các nhà hàng hoặc các nông trại. Vì bỏ học thường xuyên nên H không thể tiếp tục theo học tại trường Đại học cũ và phải đăng kí học tại một trường khác nhưng mọi chuyện vẫn không thay đổi. Hiện nay, sau 3 năm H đã về nước do hết hạn visa và bị từ chối gia hạn do thay đổi trường học liên tục và không thể hoàn thành khóa học nào.

 

Tương tự H là C, sau khi trầy trật mãi vẫn không thể học xong Trung cấp Kinh tế ở trong nước thì bố mẹ C đã làm thủ tục đưa C sang Mỹ du học. Ở môi trường mới, C lại tiếp tục những thói quen như khi còn học ở nhà, thường xuyên cúp tiết và trốn học. Mặc dù nhận được thông báo nhắc nhở của nhà trường nhiều lần nhưng C vẫn không quan tâm. Cậu chỉ chờ hết hạn để về nhà!

 4.jpg

Du học với nhiều bạn trẻ là… du trước, học sau. Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

Những chuyện như trên là điều vẫn xảy ra hằng ngày trong cộng đồng du học sinh. Xác định đi du học với những mục đích không đúng đắn (đi kiếm tiền, đi chơi…) hay không đủ bản lĩnh trước những cám dỗ từ một môi trường mới khiến cho nhiều bạn cứ mải mê chạy theo những cuộc vui chơi, đàn đúm hay suy nghĩ làm giàu nhanh chóng từ việc làm thuê mà quên đi lí do thực sự của việc du học: đi học!

 

Đông Đức (SSDH) – Theo Dân trí

 

Share.

Leave A Reply