SSDH – Bạn đã bao giờ gặp rắc rối trong việc không biết phải bắt đầu học ngoại ngữ như thế nào? Việc học tập đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều lần nếu bạn áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây:
1. Tìm nơi học tập
Ảnh minh họa
Đây là bước đầu tiên để có một việc học hiệu quả, bạn hãy tìm một nơi mà bạn cảm thấy thoải mái nhất để bắt đầu học. Mỗi người đều có một nơi học tập ưa thích khác nhau nhưng đa số mọi người không thể học được nếu nơi đó quá ồn ào. Nơi học tập là cực kỳ quan trọng nhất là khi bạn đang học để chuẩn bị cho các kì thi, vì một khi bạn đã không thể tập trung thì bạn sẽ không hiểu gì hết và đương nhiên là bạn sẽ không muốn tiếp tục học nữa.
2. Luôn mang theo quyển từ điển khi học
Vì đây là bắt đầu học ngoại ngữ nên chắc chắn sẽ có nhiều từ bạn không hiểu nghĩa, lúc đó quyển từ điển sẽ phát huy tác dụng. Thêm vào đó, nếu bạn có thể kiếm được những tài liệu tham khảo liên quan đến cuốn sách bạn đang học thì cũng nên mang theo khi học vì chúng sẽ rất hữu dụng nếu có thuật ngữ hoặc điều nào không hiểu thì bạn có thể dùng tài liệu tham khảo này để đối chiếu.
3. Tài liệu học tập (học liệu)
Có thể bạn cảm thấy học ngoại ngữ có rất nhiều nguồn học trên Internet hay sách báo nhưng bạn cũng
cần chú ý rằng chọn nguồn sách học là rất cần thiết vì nó phải phù hợp với trình độ của bạn vì nếu bạn chọn một quyển sách quá dễ thì sẽ gây nhàm chán còn sách quá khó thì lại khiến bạn nản lòng và không
cần chú ý rằng chọn nguồn sách học là rất cần thiết vì nó phải phù hợp với trình độ của bạn vì nếu bạn chọn một quyển sách quá dễ thì sẽ gây nhàm chán còn sách quá khó thì lại khiến bạn nản lòng và không muốn học nữa. Chính vì thế hãy kiểm tra trình độ của mình qua các bài test để tìm nguồn tài liệu cho phù hợp.
4. Dùng bút highlight để đánh dấu những ý, những câu hoặc những từ quan trọng
Điều này sẽ rất hữu ích để giúp bạn xem lại những ý chính hoặc là đánh dấu những phần không hiểu. Bạn có thể cẩn thận ghi notes những ý quan trọng vào một tờ giấy khác đừng quên kèm theo số trang. Để dễ tìm thì bạn có thể đánh dấu những phần bạn không hiểu để sau đó quay lại học những phần này một cách kỹ hơn.
5. Kiên trì
Thông thường những người bắt đầu học hay cảm thấy nản lòng khi gặp bài khó hay là kết quả quá thấp. Nhưng cho dù có cảm thấy chán đi chăng nữa thì bạn cũng hãy cố gắng học thường xuyên để ít nhất thì bạn có thể biết được kết quả của mình ra sao rồi từ đó cố gắng nhiều nữa để có một kết quả tốt hơn. Ví dụ khi học nghe, bạn dễ cảm thấy chán nản và mệt mỏi nhưng nếu bạn kiên trì luyện tập mỗi ngày bạn sẽ thấy kĩ năng nghe của mình tiến bộ rất nhanh.
6. Nghỉ ngơi
Nếu bạn cảm thấy mỏi mắt khi đọc hay làm bài tập thì tốt nhất là hãy dừng học một lúc để cho mắt có thời gian thư giãn và dành thời gian này để suy nghĩ về kế hoạch học tập tiếp theo, sắp xếp lại các ý mình vừa học theo một trình tự logic nhất định. Viết ra những câu hỏi, những băn khoăn thắc mắc mà bạn có (cho đến lúc bấy giờ) để có thể tham khảo ý kiến bạn bè hay thầy cô.
7. Hỏi xin lời khuyên
Nếu sau khi sử dụng tất cả những cách trên mà bạn vẫn không thể học tập tốt như mong muốn thì bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Họ sẽ trả lời cho bạn mọi thắc mắc về việc học tập và những băn khoăn của bạn và còn có thể sẽ đưa ra cho bạn những cách học hữu ích khác để bạn đỡ “vất vả” hơn với những bài tập tiếp theo.
Và bạn nhớ rằng học ngoại ngữ là một quá trình lâu dài và bạn cần phải có ít nhất là những thứ sau đây: thời gian, từ điển, bút viết, bút highlight, giấy, cái đánh dấu trang sách và cả sự kiên nhẫn nữa. Bạn hãy cố gắng chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi bắt đầu học để có một điểm khởi đầu tốt nhé. Hy vọng kết quả học của bạn càng ngày càng tiến bộ!
SSDH