Nước Anh – điểm đến khó khăn của sinh viên quốc tế

0

SSDH – Với những điều luật về cấp thị thực (visa), Anh càng trở nên kém thu hút sinh viên các nước so với Mỹ, Ca-na-đa và Úc.

 

Nước Anh- điểm đến khó khăn của sinh viên quốc tế

Thị thực (visa) tại Anh (Nguồn: Internet)

 

Nhiều quy định cứng rắn hơn được chính phủ Anh đưa ra đã thắt chặt việc cấp visa cho các du học sinh ngoài Liên minh châu Âu. Theo đó, yêu cầu về trình độ tiếng Anh của các sinh viên du học Anh cũng sẽ bị siết chặt hơn và việc chứng minh tài chính cũng “ngặt nghèo” hơn.

 

Bên cạnh đó, quy định mới cũng hạn chế khả năng sinh viên đi làm trong thời gian ở Anh và mang theo người thân. Những sinh viên sau khi tốt nghiệp, muốn tiếp tục ở lại Anh sẽ phải làm một công việc có chuyên môn bởi một nhà tuyển dụng được công nhận bởi Cục Biên giới Anh với mức lương từ 20.000 bảng Anh/năm trở lên. Quy định này nhằm thay thế cho quy định về làm việc sau tốt nghiệp trước đây, trong đó cho phép sinh viên ở lại làm các công việc không yêu cầu chuyên môn.

 

Du học sinh theo học các trường tại London cần chứng minh có tối thiểu 1.000 bảng Anh/ tháng (thay vì 800 bảng Anh như trước đây) để trang trải chi phí. Với sinh viên học tại những vùng khác ngoài London, số tiền cần chứng minh là 800 bảng Anh/tháng (trước đây là 600 bảng Anh). Cùng với đó, các học sinh cấp trung học chương trình tăng cường tiếng Anh tại Việt Nam cũng sẽ được áp dụng với quy định mới về mặt học tập, bởi chuẩn B1 (tương đương với PET hoặc IELTS 4.0-5.0).

 

Nước Anh- điểm đến khó khăn của sinh viên quốc tế

Sinh viên Châu Á tại Anh Nguồn: GettyImages

 

Những quy định mới của chính phủ được Bộ Nội vụ thông qua vào tháng 7 năm 2015 và được sửa đổi được cho là giúp loại bỏ các thị thực giả mạo ở Anh cũng như kiểm soát nhập cư trục lợi từ nước Anh.

 

Những báo cáo mới đây đã chỉ ra những chính sách về cấp thị thực được xem là “tai hại” mà Chính phủ đưa ra đã làm nước Anh trở thành địa điểm “khó tiếp cận và kém thu hút” các du học sinh quốc tế.

 

Theo kết quả thống kê từ Hiệp hội các trường Đại học về Kinh doanh (CABS), số sịnh viên quốc tế ngoài khu vực EU ghi danh tại các trường Đại học Kinh doanh trong năm vừa qua giảm mạnh ở mức 9%. Điều này lần lượt cũng gây ra những tác động bất lợi cho chương trình giảng dạy hệ Sau đại học, cụ thể đối với Cao học Quản trị Kinh doanh (MBA)- ngành học có số du học sinh chiếm tới 52 %.

 

Nước Anh- điểm đến khó khăn của sinh viên quốc tế

Nguồn: Internet

 

Liên đoàn sinh viên ở Anh(NUS) vừa đưa ra những dữ liệu cho thấy số lượng sinh viên học tập tại Anh suy giảm từ mức 6 triệu trong niên học 2012-2013 xuống mức 5.2 triệu trong niên học 2014-2015.

 

Báo cáo của CABS được công bố cùng ngày với bảng xếp hạng các trường Đại học Châu Âu của Thời báo Giáo dục, chỉ ra rằng: Nước Anh đã nằm ngoài vị trí “top” của bảng xếp hạng các học viện trên châu lục. Trong khi đó, những quốc gia khác, cụ thể là Đức bắt đầu bám đuổi với vị trí là nơi lý tưởng dành cho các du học sinh lựa chọn học tập, tránh những quy định thị thực phiền hà của nước Anh.

 

Chủ tịch CABS- Giáo sư Simon Collinson cho biết “Trong niên học 2014-2015, các trường Đại học Kinh doanh ở Anh đã chứng kiến một sự giảm sút đáng kể số lượng du học sinh nước ngoài“ và trên một bài báo mới nhất, ông cũng khẳng định: “Việc này đã gây ra thiệt hại không chỉ cho các viện đào tạo mà còn ảnh hưởng tới các công việc dựa vào mức thu nhập đến từ các du học sinh này”.

 

Nước Anh- điểm đến khó khăn của sinh viên quốc tế

 

CABS cũng đưa ra con số thống kê được rằng những du học sinh theo học ngành Kinh doanh đóng góp 2.4 tỷ bảng  tương đương 76 nghìn tỷ VNĐ) cho các trường Đại học và kinh tế nước Anh. Tuy nhiên con số đó gần đây đã suy giảm đáng kể.

 

Điều này không chỉ có tác động đến hệ thống giáo dục mà còn cả với kinh tế nước Anh nói chung.

 

Hiện nay, cùng với các hội đồng thành viên, CABS đã đệ trình lên Chính phủ về việc thay đổi các chính sách về thị thực cho du học sinh góp phần giúp nước Anh trở lại vị trí môi trường học tập có sức thu hút mạnh với sinh viên quốc tế.

 

Nguồn: Independent

Share.

Leave A Reply