Review học viện Kỹ thuật mật mã (ACTVN)

0

SSDH – Học viện Kỹ thuật mật mã nổi tiếng với ngành an toàn thông tin và có mức học phí dễ chịu, chương trình đào tạo được đánh giá cao, thuộc top 8 cơ sở trọng điểm đào tạo nhân lực an toàn thông tin cho đất nước.

Giới thiệu chung

Trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Kỹ thuật Mật mã và Viện Nghiên cứu khoa học Kỹ thuật Mật mã, trường đươc thành lập ngày 17/2/1995. Đây là cơ sở duy nhất của Việt Nam có chức năng đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam. Đây còn là nơi đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ yếu, sĩ quan chỉ huy kỹ thuật mật mã cho quân đội Việt nam, Lào, Campuchia và Cuba.

Học viện Kỹ thuật mật mã là một trong những trường đại học thuộc ban cơ yếu của Chính phủ, đào tạo những cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật của ngành kỹ thuật mật mã. Trường đào tạo hệ đại học và sau đại học với nhiều chuyên ngành khác nhau đào tạo ra nguồn nhân lực đảm bảo an toàn thông tin được lựa chọn ứng dụng công việc phục vụ cho đất nước với sự tin cậy và được đánh giá cao.

Chương trình đào tạo

Trường đào tạo ở cả hai bậc đó là:

Đào tạo đại học: Từ khóa tuyển sinh 12 (Năm 2015) chuẩn đầu vào tiếng Anh được quy định đạt tối thiểu trình độ A1 theo khung tham chiếu Châu Âu (Tương đương TOEIC 250 điểm), chuẩn đầu ra tiếng Anh được quy định phải đạt tối thiểu TOEIC 400 điểm. Những sinh viên không đạt chuẩn đầu vào sau kỳ kiểm tra sát hạch (dưới 250 điểm TOEIC) phải đăng ký học bổ sung 6 tín chỉ tiếng Anh đầu vào tại cơ sở đào tạo Tiếng Anh của Học viện do Bộ môn Ngoại ngữ – Khoa Cơ bản phụ trách.

Đào tạo sau đại học: Chuẩn đầu ra tiếng Anh được quy định phải đạt tối thiểu trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu (tương đương TOEIC 450 điểm).

Giống như nhiều trường đại học khác, từ năm 2013 trường đã áp dụng quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ để sinh viên chủ động trong kế hoạch học tập tùy theo năng lực và thời gian của mình. Sinh viên được hỗ trợ cố vấn học tập và chọn đăng kí môn học, lớp học phù hợp và thuận lợi nhất cho kế hoạch học tập của mình.

Bên cạnh những hoạt động, nghiên cứu về công nghệ thông tin và an toàn thông tin thì sinh viên Học viện Kỹ thuật Mật mã cũng sôi nổi tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa của trường và Đoàn hội. Một số hoạt động kể đến như: nồi cháo từ thiện 100 đồng của Đoàn thanh niên, các hoạt động giao lưu văn nghệ và chào đón tân sinh viên.

Trường có rất nhiều các CLB phù hợp với từng sở thích của sinh viên như các CLB thiên về âm nhạc như: CLB sáo tiêu, CLB guitar… CLB về thể dục thể thao như: CLB Street Workout Street Workout & Calisthenics KMA, KMA Crew (nhảy hiphop) CLB võ thuật, CLB thể dục thể thao, CLB bóng rổ, thể thao điện tử EACT eACT CLB về học tập như: CLB KIT – KMA IT Club Câu lạc bộ lập trình Học viện Kỹ thuật Mật mã, KEC – KMA English Club… CLB về thiện nguyện như Đội Thanh niên vận động hiến máu Học viện Kỹ thuật mật mã (Máu Mật mã).

Học phí và học bổng

So với các trường khác tại Hà Nội, học phí của Học viện thuộc diện vô cùng rẻ. Trường còn rất dễ kiếm học bổng ngay từ năm nhất.

Hằng năm trường xét học bổng du học cho năm nhất theo 2 diện: Quân sự (Ra trường có việc làm ngay, làm Nhà nước nhé), và Bộ Giáo dục (Ra trường có hồ sơ ghi “tốt nghiệp ở Nga”). Bên cạnh đó còn có học bổng hàng kỳ cho sinh viên có thành tích khá trở lên. Học bổng này so với các trường khác thì rất dễ, chỉ cần các bạn giữ được 60% sự tập trung như khi thi đại học thì học bổng trong tầm tay. Học bổng sẽ khoảng 70% tiền học phí một kỳ của các bạn.

Cơ sở vật chất

Trải qua nhiều năm phát triển, trường đã có những nâng cấp và đầu tư về mặt cơ sở. Hệ thống phòng học đều được lắp điều hòa, nhiều tòa được xây mới hoàn toàn. Phòng máy có 2 khu: xây mới (máy tốt và hiện đại) và khu cũ (hệ thống máy cũ vẫn hoạt động bình thường). Hệ thống sân chơi phục vụ thể thao cũng đc đầu tư với diện tích lớn bao gồm sân bóng chuyền, cầu lông 3 sân, cầu mây, đá bóng, bóng rổ 2 sân, bóng bàn 2 bàn, khu tập thể hình, khu tập xà, khu chạy điền kinh.

Cơ hội việc làm

Học viện Kỹ thuật mật mã liên kết với nhiều công ty và tổ chức có tiếng  tại Việt Nam như BKAV, Viettel hay Samsung…nên sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng, thực tập và việc làm so với nhiều sinh viên khác.

Sinh viên ra trường có thể làm công tác giảng dạy các môn liên quan đến ngành Điện tử, Truyền thông tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Điện tử, Truyền thông tại các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của các tập đoàn điện tử như SAMSUNG, LG, Viettel…;Làm việc tại các bộ phận thiết kế, bảo trì các hệ thống điện tử trong công nghiệp, dân dụng và chuyên dụng của các công ty và tổ chức trong và ngoài nước; Làm việc trong các lĩnh vực về thiết kế các hệ thống nhúng, điều khiển công nghiệp và thiết kế vi mạch cho các công ty, tổ chức và các Viện nghiên cứu yêu cầu chuyên môn cao; Làm việc tại các đơn vị trong ngành Cơ yếu về các lĩnh vực như triển khai và phát triển các sản phẩm mật mã chuyên dụng.

SSDH (nguồn:Ican)

Share.

Comments are closed.