Sử dụng tiếng lóng như thế nào ở Anh?

0

SSDH – Khi vừa đặt chân đến Anh, hẳn bạn sẽ chưa thể làm quen với những cách dùng từ lóng, đặc biệt là của những người bạn trạc tuổi. Bài viết này có thể sẽ giúp quá trình hòa nhập ngôn ngữ của bạn được nhanh chóng hơn!

 

Sử dụng tiếng lóng như thế nào ở Anh

 

Cám ơn, chào hỏi

 

Alright? = Xin chào, cậu khỏe chứ?

 

Hiya hay Hey up = Đều mang nghĩa là Hello (xin chào) và được sử dụng phổ biến ở miền Bắc

 

What about ye? = Câu chào hỏi quen thuộc của người dân Bắc Ireland này có nghĩa là Northern Ireland ‘How are you?’ (Cậu khỏe chứ?)

 

Howay = Đi thôi

 

Ta = Cám ơn

 

Cheers = Ngoài việc được sử dụng khi cụng ly thì từ này còn mang một nghĩa là đó là Cám ơn.

 

See you = Tạm biệt và hẹn sớm gặp lại

 

Bạn bè, người thân trong nhà

 

Bairn = Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ (thường được dùng ở Scotland và vùng Đông Bắc Vương quốc Anh)

 

Lad = Con trai

 

Lass hay Lassie = Con gái

 

Bloke hay Chap = Đàn ông

 

Mate hay Pal = Bạn bè

 

Me old mucker hay Chum = Bạn bè

 

Mum, Mummy, Ma hay Mam = Mẹ

 

Dad hay Daddy = Bố

 

Our kid = Anh trai hoặc chị gái (phổ biến ở vùng Đông Bắc)

 

Gran, Nan hay Granny = Bà

 

Grandpa hay Grandad = Ông

 

Hẹn hò, tiệc tùng

 

Do, Bash hay Get together = Party = Tiệc tùng

 

Knees up = Từ cũ của từ party.

 

BYOB (Bring your own bottle) = Ở Anh, việc chủ tiệc yêu cầu khách mời mang theo nước uống của mình là rất đỗi bình thường, thế nên đừng ngạc nhiên khi thấy dòng ghi chú BYOB trên thiếp mời.

 

Mosh-pit = Khu vực gần sát với sân khấu một chương trình biểu diễn nhạc rock, nơi các khán giả “quá khích” thường lên nhảy nhót

 

Dance-off = Thời khắc “ảo diệu” khi mà các vũ công đấu với nhau xem ai là kẻ “máu” nhất

 

It’s your round! Tại các quán bar, hộp đêm ở Anh, các nhóm nhỏ bạn bè thường thay phiên nhau lần lượt đi mua nước cho cả bàn. Tuy nhiên việc này khá bất tiện với những nhóm quá đông người, thế nên những lúc đó mọi người sẽ tự đi mua phần mình hoặc chia nhau ra làm những nhóm nhỏ hơn. Nếu bản thân bạn không thể trả cho toàn bộ cả nhóm thì đơn giản là nói thật và tự mình đi mua nước cho riêng mình.

 

Fancy = thấy ai đó thu hút

 

Ask out = Hỏi ai đó có muốn hẹn hò không

 

Chat up = Tán tỉnh ai đó

 

Have a chin-wag = Trò chuyện hay “tám” với bạn bè

 

Học và chơi

 

Swot up = Ôn thi

 

Knuckle down = Tập trung làm việc chăm chỉ

 

Muck around = Dành thời gian để… không làm gì cả

 

Muck in = Giúp ai việc gì đó

 

Faff = Làm tốn thời gian hay làm rối lên (vd: Đừng làm  mất thời gian nữa, chúng ta sẽ lỡ tàu mất”)

 

Hit the hay = Đi ngủ

 

Kip = Ngủ

 

Sleep like a log = Ngủ ngon

 

Đồ ăn đồ uống

 

Butty hay Buttie = Sandwich

 

Cuppa hay Brew = Tách trà

 

Fry-up hay Full English = Một bữa ăn sáng đúng kiểu Anh, thường gồm có trứng, xúc xích, thịt lợn xông khói, cà chua nướng và bánh mì nướng

 

Sunday roast = Một bữa ăn ngày chủ nhật, thường gồm có thịt quay với khoai tây nướng, cà rốt, nước sốt và bánh pudding Yorkshire  

 

Brekkie = Breakfast = Bữa điểm tâm sáng

 

Tea = Vừa mang nghĩa là một tách trà, nhưng tại một số nơi ở Anh thì nó cũng có nghĩa là bữa ăn tối. 

 

Gastropub = Một dạng quán pub chuyên các món ăn ngon

 

Chippy = Fish and chip shop = Quán phục vụ món cá và khoai tây chiên

 

Tiền bạc

 

Skint = Nghèo hoặc hết tiền (vd: Tớ không đi ăn nhà hàng được đâu, tuần này tớ hết tiền rồi)

 

Minted = Giàu có

 

Splashing out = Tiêu rất nhiều tiền

 

That’s as cheap as chips = Cái này rẻ quá

 

That costs a bomb = Món này quá đắt

 

That’s a rip-off = Món này chẳng đáng đồng tiền

 

Cough up! = Cậu trả phần còn lại của hóa đơn nhé!

 

Thục Uyên (SSDH) – Theo Báo Du Học

Share.

Leave A Reply