Tám điều cần lưu ý khi chọn nơi đi du học

0

SSDH- Học tập ở nước ngoài sẽ mở ra cho bạn nhiều trải nghiệm mới, cho phép bạn nhìn thế giới rộng lớn bằng cách học tập với triển vọng nghề nghiệp tươi sáng.

Nhiều sinh viên lựa chọn việc du học để nâng cao tính cạnh tranh trong công việc, có cơ hội phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và có điều kiện đi du lịch khắp nơi. Nếu bạn đang cân nhắc việc đi du học, hãy sử dụng lưu ý về tám điều sau đây để tìm được nơi hoàn hảo cho mình nhé!

1.Tài chính

Các khoản vay có thể là trở ngại trong cuộc sống của một sinh viên nhưng chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ hội theo học đại học. Khi muốn đi du học, các khoản vay, trợ cấp và học bổng đều là các lựa chọn và tính khả dụng của những lựa chọn này sẽ khác nhau tùy theo quốc gia của bạn và khu vực bạn đang xem là địa điểm học tập tiềm năng.

2.Ngôn ngữ

Mặc dù chuyển đến một quốc gia mới là một cách tuyệt vời để học một ngôn ngữ mới, nhưng bạn nên xem xét các quốc gia mà bạn đã có thể nói được một ngôn ngữ rồi. Học tập hòa nhập mang lại hiệu quả kỳ diệu nhưng việc bản thân rơi vào tình huống khó và bạn không thể giao tiếp như tiếng mẹ đẻ có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.

Dù hầu hết các trường đại học sẽ cung cấp chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, hãy chắc chắn kiểm tra ngôn ngữ tại trường bạn lựa chọn. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng một số tổ chức có yêu cầu về ngôn ngữ. Ví dụ, ở Thụy Sĩ, trừ khi bạn có thể nói một trong những ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, bạn sẽ không thể học ở trình độ sau đại học.

3. Xây dựng netwwork

Chuyển đến một nơi nào đó mới có thể khiến bạn nản chí, tuy nhiên, việc có những người xung quanh mà bạn có điểm chung có thể giúp toàn bộ quá trình thay đổi trở nên dễ dàng hơn. Các quốc gia có nhiều sinh viên quốc tế, chẳng hạn như Hồng Kông hoặc Thụy Sĩ, sẽ có các hội dành cho sinh viên nước ngoài.

Ngoài ra, các quốc gia nơi người nước ngoài tụ tập, chẳng hạn như Tây Ban Nha hoặc Úc, cũng có thể là một lựa chọn để tìm kiếm các trường đại học ở những khu vực đã có sẵn network của những người bạn đồng hương.

4. Du lịch

Một lý do quan trọng khiến nhiều sinh viên ra nước ngoài là cơ hội để nhìn ra thế giới. Đối với bất kỳ ai mơ ước được du ngoạn khắp thế giới trong quá trình học tập, tốt nhất nên gắn bó với các khu vực có nhiều quốc gia thân thiện với du khách.

Hãy nghĩ về lục địa châu Âu, nơi có nhiều quốc gia rất gần nhau và đối với sinh viên châu Âu, có thêm lợi ích là cho phép di chuyển tự do qua Khu vực Schengen. Các điểm nóng khác bao gồm Đông Á và Nam Mỹ, cả hai đều có nhiều quốc gia đáng chú ý với nền văn hóa độc đáo

5. Hoạt động ngoại khóa

Nếu bạn là thành viên của câu lạc bộ ở quê nhà, với một sở thích mà bạn đam mê hoặc một môn thể thao mà bạn chơi thường xuyên, hãy kiểm tra xem liệu bạn có còn có thể làm những điều này khi ra nước ngoài hay không. Việc tham gia các hoạt động ngoại khoá sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tạo ra các mối quan hệ mới, đặc biệt là khi có rào cản ngôn ngữ.

6. Các trường cao đẳng/đại học có kết nối tại nhiều quốc gia

Nếu bạn đang học tập tại quê nhà và quyết định dành một năm ở nước ngoài, hãy dành thời gian khám phá bất kỳ mối liên hệ nào mà trường đại học hiện tại của bạn có với các cơ sở đối tác trên khắp thế giới. Những điều này vô cung hữu ích khi thực hiện quyết định của bạn.

7. Nội dung khóa học

Một yếu tố quan trọng cần xem xét là nội dung khóa học bạn đã chọn. Điều quan trọng là cần xem xét cách thức giảng dạy (cho dù đó là hội thảo hay bài giảng), đọc danh sách và các hình thức đánh giá để đảm bảo rằng chúng phù hợp với cách bạn muốn được giảng dạy. Hãy xem lựa chọn môn học và đảm bảo rằng nội dung chủ đề phù hợp với sở thích của bạn.

8. Yêu cầu đăng ký

Ngoài việc xem xét các liên kết của trường đại học của bạn (nếu có), bạn cũng nên xem xét các thỏa thuận quốc tế giữa quốc gia của mình và các nước khác. Ví dụ, công dân Liên minh Châu Âu sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều khi học tập ở những nơi khác trong Liên minh mà không cần thị thực sinh viên bắt buộc ở một số quốc gia.

Không giống như hệ thống Ucas của Vương quốc Anh, các quốc gia khác sẽ có hệ thống riêng của họ, hệ thống này có thể khác nhau đối với những người nộp đơn bản xứ và không phải người bản địa. Nhiều trường đại học sẽ nhận đơn trực tiếp nhưng các tổ chức bên ngoài sẵn sàng hỗ trợ các thủ tục giấy tờ nếu cần. Sau khi nộp đơn, bạn có thể phải làm bài kiểm tra đầu vào ở những lĩnh vực mà bằng cấp của Anh không được công nhận hoặc các bài kiểm tra năng khiếu ngôn ngữ như kỳ thi HSK của Trung Quốc để chứng minh khả năng hiểu biết tốt về ngôn ngữ Trung Quốc.

Bất kể bạn chọn học ở đâu, chắc chắn sẽ có những lợi ích khi học bên ngoài vùng an toàn của bạn. Mặc dù có những nhược điểm không thể tránh khỏi, nhưng nó cũng mang đến cơ hội chỉ có một lần trong đời để khám phá, học hỏi và phát triển với tư cách cá nhân.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply