Tết Nhật, du học sinh Việt đi săn hàng ‘hiệu’

0

SSDH – Giảm giá dịp cuối năm là điều thường thấy ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng giảm giá và đi mua hàng giảm giá trở thành phong tục ngày Tết thì có lẽ chỉ có ở Nhật. Người bán, người mua đều vui vẻ, tạo nên ngày mua sắm đầu tiên trong năm mới rất… Nhật Bản.

 

Do được nghỉ Tết tương đối dài, nên những du học sinh như chúng tôi thường hẹn nhau tổ chức liên hoan hoặc đi chơi đầu năm. Nhưng gần như đã thành “luật”, những lần hẹn hò ấy kiểu gì cũng phải trừ ngày mồng 2 Tết. Chúng tôi thường nói vui, ngày đó nếu có yêu nhau thì cũng hẹn ở trung tâm mua sắm.

 du%20hoc%20sinh%20tai%20nhat.jpg

Dòng người hối hả trên phố, ai cũng muốn di chuyển thật nhanh để kịp mua món đồ mình thích.

 

Các bạn nữ có khi dành gần như cả tuần trước Tết để tìm hiểu thông tin, mẫu mã và lên sẵn danh mục những món đồ cần mua. Câu chuyện ngày cuối năm trên giảng đường cũng xoay quanh chuyện mua gì, ở đâu.

 

Nhưng sự háo hức ấy không chỉ của chúng tôi, mà nhiều người dân Nhật Bản cũng vậy. Những ngày trước Tết, nếu ra đường thì từ được nhìn thấy nhiều nhất chắc chắn là “SALE” – giảm giá. Trên tàu điện, trước cửa các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm, trên báo, TV… đều trưng biển giảm giá với những mức ấn tượng, 50%, 75%,… vào ngày mở cửa đầu tiên trong năm, 2/1.

 du%20hoc%20sinh%20tai%20nhat2.jpg

Túi Phúc tại một Siêu thị chuyên bán đồ điện tử

 

Thông thường, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm tại Nhật đều đóng cửa từ chiều 31/12 và đồng loạt mở cửa trở lại từ khoảng giữa trưa ngày 2/1. Người Nhật rất coi trọng những thứ “đầu tiên” của năm mới. Do đó, ngày mở cửa hàng đầu tiên được  xem là quyết định kết quả kinh doanh của cả năm. Vì thế, người bán hàng đều tự nguyện giảm giá, chẳng ai muốn cửa hàng vắng vẻ, ế ẩm trong ngày đặc biệt quan trọng này.

 

Các thương hiệu lớn cũng được ưu tiên hơn, vì đây là những nơi mà bình thường ít người dám tới, dám mua. Tại Tokyo, địa điểm tập trung đông đúc, náo nhiệt nhất trong ngày này thường là khu vực quanh ga Shinjuku, Ikebukuro, khu trung tâm thương mại Shibuya…

 du%20hoc%20sinh%20tai%20nhat3.jpg

Trên phố, ai cũng túi lớn, túi bé, thành quả sau một ngày mua sắm

 

Thứ được khách hàng quan tâm nhất, và cũng được các cửa hàng giới thiệu nhiều nhất là những túi Phúc, tiếng Nhật gọi là fukubukuro. Đây là những túi lớn, trong chứa một số mặt hàng của cửa hàng đó và được bán với giá rẻ bất ngờ.

 

Chẳng hạn, một túi phúc gồm bộ 3 chiếc áo sơ mi, có thể cùng cỡ hoặc khác cỡ, 2 chiếc cà vạt với giá chỉ còn khoảng 20% bình thường.

 

Cùng với túi Phúc, các cửa hàng còn áp dụng các hình thức như khấu trừ trên hóa đơn, tích-kê may mắn, giảm thêm theo số lượng sản phẩm khách mua…

 

Cho đến cuối giờ chiều, trong dòng người hối hả ngược xuôi ở ngã tư hay trên sân ga, gần như ai cũng lỉnh kỉnh túi xách, túi đeo. Lạnh nhưng trông ai cũng rất vui vẻ. Trên tàu, lối đi giữa hai hàng ghế hôm đó như chật hơn với bao túi to, túi nhỏ.

 

Là khách hàng, đương nhiên ai cũng vui vẻ. Tuy nhiên, có cảm tưởng như hôm đó còn là một cuộc thi giảm giá giữa những người bán hàng, và chắc họ cũng vui không kém.

 du%20hoc%20sinh%20tai%20nhat4.jpg

Hình ảnh thường thấy, các cô gái bị “quá tải” với những món đồ đã mua được

 

Nhật Bản không được xếp vào các “thiên đường mua sắm”, nếu không muốn nói còn bị coi là nơi đắt đỏ. Nhưng những ai từng đến Tokyo và các thành phố lớn khác của Nhật, đều có thể nói rằng mua sắm tại đây rất thú vị, khi mọi nhu cầu mua sắm từ bình dân đến cao cấp đều có thể được đáp ứng chỉ với một hoặc hai điểm dừng. Quan trọng hơn, giá cả cũng không hề quá đắt đỏ, và sẽ là rẻ nếu mua sắm đúng thời điểm.

 

Tại Nhật, hệ thống các trung tâm thương mại chủ yếu được phát triển theo hệ thống ga tàu điện. Riêng tại một số ga lớn, hệ thống hầm ngầm, các tầng nổi trên mặt đất và những tòa nhà trong khoảng bán kính 10-15 phút đi bộ là cả một thế giới mua sắm không dễ gì đi hết chỉ trong 1 ngày.

 du%20hoc%20sinh%20tai%20nhat5.jpg

 

du%20hoc%20sinh%20tai%20nhat6.jpg

Dường như có một cuộc cạnh tranh giảm giá giữa những người bán.

 

Không riêng gì dịp 2/1, mà thông thường, tất cả các cửa hàng đều đồng loạt giảm giá vào ngày “lịch đỏ”, tức ngày lễ quốc gia. Mỗi năm Nhật Bản có 15 ngày nghỉ lễ quốc gia được pháp luật quy định rải suốt năm.

 

Bên cạnh những ngày lịch đỏ, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm tại Nhật cũng thường giảm giá mạnh dịp kỷ niệm nào đó, như khai trương, thành lập, vào mùa mới…

 

Đông Đức (SSDH) – Theo VNN

Share.

Leave A Reply