Tỉ mỉ kể chuyện du học ở Cu Ba

0

SSDH – Không giống như ở Việt Nam tớ đi học bằng xe máy, đối với đa số sinh viên Cu Ba thì xe bus mới là phương tiện chính để đi lại… thế nên xếp hàng chờ xe bus ở Cu Ba là cả một nghệ thuật!

 

Lần đầu tiên tới Cu Ba, tớ phải bay mất một ngày một đêm, lúc xuống đến sân bay Jose’ Marti thì đã mệt phờ. Nếu đã từng đi nước ngoài, chắc hẳn bạn ngạc nhiên lắm, bởi sân bay ở Cu Ba không giống như bất cứ sân bay hiện đại nào trên thế giới: ở đây số lượng máy bay ít ỏi và mọi vật dụng khá cũ. Lúc đó, với vốn tiếng Tây Ban Nha sơ sài, tớ gặp nhiều khó khăn trong lúc làm thủ tục, rất may là nhận được sự trợ giúp kịp thời từ phía Đại sứ quán Việt Nam tại đây.

 

Cuộc sống của sinh viên xa nhà như tớ bắt đầu bằng việc phải dần quen với những điều hết sức bình thường nhưng… lạ lẫm: xe bus là phương tiện di chuyển chính của sinh viên nhưng phải chờ rất lâu hoặc rất đông người mới đi được, đi taxi hay xe lam thì… không dám vì quá đắt đỏ. Hầu như sinh viên ở đây không đi lại bằng xe đạp hay xe máy như bên mình vì ở Cu Ba, những vật dụng này đều phải nhập khẩu. Một điều khá buồn là cước phí di động ở Cu Ba rất đắt so với mặt bằng chung, có thể gấp tới 10 lần so với Việt Nam. Phương tiện liên lạc chủ yếu vì thế không phải di động mà là điện bàn và máy công cộng.

 

09012013duhocanh11.jpg

Những chiếc xe bus ở Cu Ba nối dài tưởng như… vô tận.

 

Sinh viên nước ngoài tại Cu Ba không được đi làm thêm, vì thế ngoài nguồn học bổng, chúng tớ vẫn phải cầu đến sự chi viện của gia đình. Có một điều khá hay ho là ở Cu Ba lưu hành hai đồng tiền một lúc, đó là đồng CUC (còn gọi là pêsô quy đổi) và đồng peso cubano (pêsô Cu Ba). Đồng CUC chủ yếu dùng cho xuất nhập khẩu, mua bán hàng ngoại nhập, trao đổi ngoại tệ, và quan trọng là để hạn chế ảnh hưởng của ngoại tệ tới nền kinh tế. Có thể thấy điều này khá rõ khi một trăm USD chỉ đổi được tám mươi CUC. Còn đồng peso cubano dành để mua bán thực phẩm, nhu yếu phẩm trong nội địa và trả lương cho nhân dân. Hệ thống tiền tệ như vậy ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh viên chúng tớ. Ví dụ như, nếu bạn có một tờ ngoại tệ, bạn sẽ phải đổi 2 lần tiền từ CUC đến Cubano mới mua được những thực phẩm cần thiết như rau quả, thịt cá… và như thế là đồng tiền đã bị mất đi nhiều giá trị.

 

09012013duhocanh12.jpg

Một góc rạp chiếu phim tại Cu Ba.

 

Tuy thế, cuộc sống tại Cu Ba vẫn thật sự là đẹp với tớ, tớ nhớ nhất hồi mới sang Cu Ba, công việc đầu tiên là học tiếng Tây Ban Nha trong vòng 1 năm. Mặt dù là thứ tiếng khá phổ thông ở Mỹ La Tinh nhưng nó cũng không phải thứ ngôn ngữ dễ học, đặc biệt là cách phát âm. Mất một thời gian đầu, tớ như vịt nghe sấm, chẳng hiêu mô tê gì. Về sau, một sự kiện đặc biệt khiến tớ suy nghĩ rất nhiều, và say mê tiếng Tây Ban Nha. Đó là vào một ngày, tớ bị sốt cao, nằm ở ký túc xá. Cô giáo, dù hơn 50 tuổi, đã leo bộ cầu thang tận tầng 5 để hỏi thăm sức khỏe của tớ, cô nắm tay động viên khiến tớ, lúc đó, cảm động lắm, vì hình ảnh của cô giống như người mẹ của mình ở nhà vậy…

 

Có lẽ, đến học ở Cu Ba, điều làm bạn ngạc nhiên nhất, chính là sự săn sóc tận tình của thầy cô và bè bạn. Thời gian đầu, tớ cứ nghĩ vì mình học lớp văn toàn… nữ nên mới được quan tâm như thế. Nào là sau khi giảng bài, các thầy cô sẽ dành riêng cho tớ một câu hỏi: “Bạn có hiểu bài không? Hay là Ở Việt Nam thì vấn đề này như thế nào?… “. Tuy nhiên thì không phải thế đâu. Hầu như sinh viên nước ngoài nào đến Cu Ba cũng được săn sóc đặc biệt như vậy trong thời gian đầu. Sau này, khi tiếng Tây Ban Nha đã thành thạo, các thầy cô có hỏi tớ về Việt Nam và kể cho tớ nghe những câu chuyện cảm động về tình anh em gắn bó của 2 đất nước, làm tớ thấy thêm nhớ, thêm yêu quê hương mình.

 

Ở Cu Ba, vào những ngày này, không khí Noel tràn ngập thị trấn Remedio. Bắt đầu từ ngày 24 đến sáng 25/12, pháo hoa liên tục được phát sáng, đường phố chật kín người, nô nức như đi hội. Nhóm sinh viên chúng tớ đã đổ bộ đến Remedio để tận hưởng không khí tuyệt vời trong ngày lễ Giáng sinh. Này nhé, ngoài những màn trình diễn pháo hoa ấn tượng, vũ đạo nóng bỏng và cuồng nhiệt của nhiều vũ công hóa trang cũng rực lên dưới ánh đèn. Mọi người nhảy múa và ca hát suốt đêm…

 

09012013duhocanh13.jpg

Cuộc đổ bộ của nhóm sinh viên Việt Nam đến Remedio…

 

09012013duhocanh14.jpg

 

 

09012013duhocanh15.jpg

Không khí Noel ngập tràn.

 

Đây cũng là khoảng thời gian để chúng tớ – những sinh viên xa nhà được dịp xả hơi sau kỳ học căng thẳng. Tại những bữa tiệc, chúng tớ được hòa mình cùng người dân, hiểu thế nào là màn Carnaval sinh động, nhưng có lẽ, ấn tượng nhất với đa số sinh viên tại Cu Ba vẫn là Festival sinh viên và Ngày văn hóa Việt Nam.

 

Festival sinh viên là ngày hội của tất cả các bạn, đủ màu da đến từ các châu lục. Chúng tớ mang vào lễ hội những nét đặc sắc riêng của nước mình. Ví dụ như ở Việt nam mình thì chắc chắn không quên tà áo dài và hình ảnh Bác Hồ kính yêu. Đây là cơ hội để kết bạn tuyệt vời đấy nhé!

 

09012013duhocanh16.jpg

Tớ ở giữa – và hai người bạn nữ khoe trang phục truyền thống của các bạn ấy đấy!

 

09012013duhocanh17.jpg

Anh bạn Renan với chiếc mũ truyền thông nhìn quá bảnh trai.

 

09012013duhocanh18.jpg

Còn đây là tục uống rượu truyền thống của người Saharaui nè!

 

Tớ được dịp giới thiệu về văn hóa ăn bằng đũa của Việt Nam mình, những đồ thủ công mỹ nghệ hay những nhạc cụ truyền thống cực kỳ hấp dẫn với bạn bè thế giới: chiếc đàn tỳ bà, chiếc đàn bầu… Anh bạn Renan người Ecuador thì ngồi lắng nghe tiếng đàn ghi ta flamenco của chàng trai Mehico… Tất cả quyện chặt trong không khí của sự yêu thương, sẻ chia, gắn kết.

 

09012013duhocanh19.jpg

Nhiều bạn nữ thích thú, ngạc nhiên cầm đũa gắp thức ăn!

 

Có lẽ không nơi nào như ở Cu Ba, có hẳn một ngày Văn hóa Việt Nam. Vào này này, bạn bè khắp nơi tụ hội để lắng nghe chúng tớ ca hát. Đối với những sinh viên sắp tốt nghiệp, đây là cơ hội hiếm hoi để các bạn ấy gặp mặt nhau, cùng sống trong bầu không khí anh em đoàn kết. Còn với những lính mới tò te như tớ, thì đây quả thực là dịp hiếm có khó tìm, thỏa sức vẫy vùng: giao lưu và kết bạn tứ phương. Bật mí một tí là tớ ở trong hội sinh viên của trường Đại học Las Viilas, nên tham gia công tác chuẩn bị, nhờ đó mà tớ kết thân được với vài người bạn pro lắm – đàn hát cực siêu luôn.

 

09012013duhocanh20.jpg

 

09012013duhocanh21.jpg

Sinh viên Việt Nam làm những món truyền thống thết đãi bạn bè quốc tế nhân Ngày hội văn hóa tại Cu Ba nè. Nhìn iu quá

 

09012013duhocanh22.jpg

 

Một đất nước vẫn phải oằn mình trước những cơn bão lớn về kinh tế tài chính toàn cầu… nhưng không vì thế mà Cu Ba nghèo trong mắt tớ. Nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam đã có những giây phút tuyệt vời khi ở nơi đây, tớ cảm nhận được không khí hồ hởi đó trong mắt cô bạn tớ, khi hát vang ca khúc Con rồng cháu Tiên ngợi ca đất nước mình.

 

Thục Uyên (SSDH)

Share.

Leave A Reply