Tìm hiểu về NAPLAN – Chương trình thẩm định học tập toàn quốc của Úc

0

Sẵn sàng du học – NAPLAN là từ viết tắt của Chương trình thẩm định toàn quốc về khả năng Đọc viết và Toán số (National Assessment Program Literacy and Numeracy) dành cho học sinh khối lớp 3, 5, 7 và 9, do Hội đồng Giáo dục Úc quản lý. Đây là kì thi gì? Mời các phụ huynh và học sinh cùng tìm hiểu theo thông tin dưới đây.

du-hoc-my-esli-02-08-2017-hinh-dai-dien-696x446

Đây là kỳ kiểm tra đánh giá áp dụng cho các trường học ở Úc, và các trường hải ngoại được cấp phép giảng dạy chương trình của Úc tại nước ngoài.

Thế giới không ngừng chuyển động, phần lớn học sinh sinh viên ngày nay đều có thể sống và làm việc tại Úc, Mỹ, Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia khác. Để làm được điều đó, điều quan trọng là hệ thống các trường học tại các quốc gia cần phải có những thước đo trình độ học sinh phù hợp và nhất quán với nhau.

Hiện nay, có những kỳ đánh giá uy tín đang được triển khai nhằm kiểm tra năng lực học sinh điển hình như TerraNova, được tổ chức tại các trường ở Mỹ và các trường hải ngoại của Mỹ tại nước ngoài, do Nhà xuất bản giáo dục CTB/McGraw-Hill (trực thuộc McGraw-Hill Education – một trong ba nhà phát hành lớn nhất ở Mỹ) phát hành, hay NAPLAN, dành cho học sinh các trường ở Úc và các trường hải ngoại của Úc tại nước ngoài.

Trong số đó, kỳ đánh giá NAPLAN của Úc đang được rất nhiều phụ huynh Việt quan tâm tìm hiểu bởi, với nhiều điều kiện thuận lợi về mặt khí hậu, môi trường sống, chất lượng giáo dục, và khoảng cách địa lý, Úc đang là một môi trường du học lý tưởng của đại đa số các gia đình Việt Nam. Vậy nên việc nắm bắt được liệu con mình có đang đáp ứng được các tiêu chuẩn năng lực tối thiểu tại Úc sẽ giúp cho các con có được sự chuẩn bị tốt hơn tại các bậc học cao hơn ở Úc sau này.

Vậy NAPLAN là gì và đóng vai trò như thế nào trong việc đánh giá và so sánh năng lực của các học sinh Việt Nam và Úc hiện nay?

NAPLAN là từ viết tắt của Chương trình thẩm định toàn quốc về khả năng Đọc viết và Toán số (National Assessment Program Literacy and Numeracy) dành cho học sinh khối lớp 3, 5, 7 và 9, do Hội đồng Giáo dục Úc quản lý. Đây là kỳ kiểm tra đánh giá áp dụng cho các trường học ở Úc, và các trường hải ngoại được cấp phép giảng dạy chương trình của Úc tại nước ngoài.

Bài thi NAPLAN bao gồm các phần đọc, viết, quy ước ngôn ngữ (đánh vần, ngữ pháp, dấu câu) và toán số. Trong bài kiểm tra sẽ có cả phần câu hỏi trắc nghiệm và / hoặc các câu hỏi đáp ngắn gọn. Có khá nhiều phụ huynh vẫn đang hiểu NAPLAN là một kỳ thi ĐẬU – RỚT như các bài kiểm tra thông thường. Tuy nhiên, kỳ đánh giá này chỉ nhằm vào một mục tiêu duy nhất: kiểm tra trình độ năng lực của học sinh tại thời điểm hiện tại đối với hai kỹ năng cơ bản cần-phải-có đối với bất kỳ học sinh nào, là đọc viết và toán số.

Theo đó, các dữ liệu kết quả trả về sau kỳ kiểm tra NAPLAN giúp các trường học, giáo viên, gia đình và những tổ chức liên quan nắm bắt được liệu học sinh có đang đáp ứng được các tiểu chuẩn năng lực tối thiểu đối với từng cấp lớp tương ứng tại Úc. Đối với phụ huynh có con đang học tại các trường hải ngoại của Úc tại Việt Nam, NAPLAN còn là thước đo chuẩn mực giúp các bậc cha mẹ so sánh năng lực hiện tại của con em mình với các học sinh ở Úc.

Điều này là cơ sở nền tảng để cha mẹ đánh giá và xem xét về chương trình đào tạo mà các con đang được lĩnh hội tại các trường hải ngoại này, có đang đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của Bộ giáo dục Úc hay không. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có một đơn vị trường học duy nhất tổ chức kỳ thi NAPLAN là Hệ thống Trường Tây Úc (WASS).

Đối với NAPLAN, Terranova hay bất kỳ kỳ kiểm tra tương tự nào, ngoài việc cung cấp thông tin về năng lực học tập hiện tại của các học sinh đang theo học chương trình đào tạo của nước sở tại, còn giúp các phụ huynh ở hải ngoại so sánh và đánh giá trình độ của con em mình so với các học sinh cùng cấp tại nước ngoài.

Dựa vào kết quả của từng em, phụ huynh sẽ có những trợ giúp và thay đổi kịp thời trong kế hoạch giảng dạy ngắn hạn và dài hạn, từ đó, mang đến cho các em một sự chuẩn bị tốt nhất tại những bậc học cao hơn sau này.

Nguồn: Các trường ĐH Tây Úc

Share.

Leave A Reply