Sẵn sàng du học – Học thạc sĩ chỉ kéo dài 1 năm hoặc 2 năm (trong đó 1 năm là kì thực tập có trả lương). Thời gian du học có thể gọi là khá ngắn, vì vậy các bạn cần xác định rõ mục tiêu của từng kì học để xây dựng lịch trình làm việc thật hợp lí.
Post này mình muốn viết cho các bạn học thạc sĩ sắp bắt đầu khoá tháng 1 ở UK. Các bạn học khoá tháng 9 cũng có thể tham khảo nhé.
Trong kỳ học đầu tiên
Trong kì đầu tiên của năm học, bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình là tìm những công việc nào và nhu cầu cân bằng giữa việc học – việc làm thêm – xin việc chính sau khi tốt nghiệp. 1 số mục tiêu bạn cần đạt đuợc trong kì 1 của khoá thạc sĩ:
– Bắt đầu xây dựng Network
– Tìm hiểu về thị truờng lao động sau khi tốt nghiệp
– Viết và hoàn thiện 1 bản CV kiểu 'Tây'
– Nộp đơn vào 1 số khoá Gradscheme lớn (nhiều công ty bắt đầu Gradscheme từ tháng 10 và chính thức chốt đơn, mời ứng viên đi làm từ tháng 2,3 của năm sau đó. Nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp tháng 7 nhưng đã nhận được một vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp từ tháng 2)
– Tìm hiểu về chính sách visa của tier 5 và tier 2 cho ngành nghề của bạn
Trong kỳ học thứ hai
Qua kì học đầu tiên của khoá thạc sĩ, bạn nên trang bị tốt một số kiến thức cho bản thân về quá trình tìm việc ở nước ngoài. Bạn có thể bắt đầu những Stage đầu tiên của kì tuyển dụng Gradscheme từ học kì 1 hoặc khi bắt đầu học kì 2. Một số mục tiêu bạn cần đạt đuợc trong kì 2 của khoá thạc sĩ là như sau:
– Tích cực sử dụng Network để tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp, cơ hội việc làm
– Làm việc với career service ở truờng, hoặc tìm đuợc một mentor có thể hỗ trợ bạn. Xin feedback về cách phỏng vấn, làm nhiều mock interview
– Bắt đầu làm việc với giới 'săn đầu người' ở UK (recruitent agent hay agent)
– Tìm hiểu những kênh thông tin việc làm (Linkedin, Totaljobs, Indeed, Career Fair, Network Events)
Trong kỳ Placement:
Khoá placement là cơ hội rất tốt để bạn có thể xin đuợc job offer khi kết thúc kì thực tập. Khoá mini placement có thể kéo dài trong 3 tháng và đuợc gọi là internship. Mặc dù vậy, mình nhận thấy placement sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn cho các bạn sinh viên. Placement kéo dài từ 9 tháng đến 1 năm nên các bạn có thể học hỏi được nhiều hơn, thiết lập đuợc những mối quan hệ tốt hơn là chỉ có 3 tháng đi làm ở công ty.
Nếu bạn có cơ hội 'xin' đuợc một khoá placement, mình có một số gợi ý nhỏ như sau:
– Chủ động bày tỏ nguyện vọng đuợc gắn bó với công ty sau khi kết thúc khoá placement với sếp phụ trách trực tiếp của bạn
– Kết nối với các anh chị sinh viên có kinh nghiệm làm placement ở cùng công ty với bạn để học hỏi
Trong kỳ học thứ ba
Đây là học kì cuối cùng truớc khi tốt nghiệp. Nếu như bạn đã làm đúng các bước 'khởi động', 'tăng tốc', 'vượt chướng ngại vật' từ kì học đầu tiên mà vẫn chưa nhận đuợc job offer ở thời điểm này thì cũng đừng nản lòng nhé. Mình chia sẻ là một cậu bạn khá thân học đại học cùng mình đã mất tận 18 tháng để 'xin' đuợc công việc đầu tiên đấy. Mình nói thêm là cậu ý là nguời Anh, nghĩa là không có rào cản về visa như chúng ta.
Bạn nên nhờ mentor hoặc một nguời đàn anh/ đàn chị xem lại quá trình xin việc của bạn. Nếu bạn vẫn chưa đuợc đến vòng phỏng vấn, CV của bạn bị yếu điểm hoặc bạn đã ứng tuyển nhầm công việc không phù hợp? Nếu bạn phỏng vấn nhiều lần mà vẫn bị từ chối, kĩ năng phỏng vấn của bạn bị yếu ở đâu?
Một số bạn có thể bắt đầu cuộc chiến tìm việc muộn hơn, thậm chí mãi đến kì 3 mới bắt đầu quá trình tìm việc. Ở thời điểm này, hầu hết các gradscheme đã khoá sổ, bạn chỉ có thể nộp đơn cho khoá gradscheme sang năm. Mặc dù vậy, thị truờng lao động vẫn còn rất rông mở và rất nhiều ngành nghề không có hoặc có rất ít gradscheme. Ở kì 3 của năm thạc sĩ, mình khuyên các bạn nên nộp các công việc entry level (hoặc experienced hire nếu các bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam).
Ngoài ra, trong giai đoạn visa còn 5-6 tháng thì sẽ hết hạn, các bạn cũng nên làm việc nhiều với recruitment agencies vì quá trình tuyển dụng qua agent thường khá ngắn và gọn. Một vòng tuyển có kéo dài chỉ 3 tháng từ khi bạn nói chuyện với agent cho đến khi bạn nhận đuợc job offer.
Khánh Ngọc (SSDH)