Visa mới của New Zealand cứu giúp người tị nạn do biến đổi khí hậu

0

Sẵn sàng du học – New Zealand có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới được công nhận trở thành một nơi lánh nạn cho nạn nhân của biến đổi khí hậu, theo lời của một bộ trưởng trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba. Nếu được thực hiện, tối đa 100 người tị nạn mỗi năm sẽ được nhận vào đảo quốc theo loại thị thực mới được tạo ra.

Điều này có vẻ không quan trọng vì Trung tâm Giám sát Di chuyển Nội bộ Hoa Kỳ dự đoán 150 đến 300 triệu người sẽ bị buộc phải rời khỏi nhà do thay đổi khí hậu vào năm 2050. Tuy nhiên, thông báo vẫn còn khiến các nhà hoạt động vì môi trường sửng sốt vì họ đã từng yêu cầu các chương trình tái định cư như vậy nhưng lại bị các chính phủ và tòa án phản đối – bao gồm cả Toà án Tối cao New Zealand.

ssdhvisa

Một đứa trẻ lội qua bùn nước trên Đảo Kiribati ở Trung Thái Bình Dương

“Có thể sẽ có một loại visa nhân đạo mới thử nghiệm cho người dân Thái Bình Dương, những người bị di tản do nước biển dâng do biến đổi khí hậu và đó là một công việc mà chúng ta dự định sẽ làm khi hợp tác với quần đảo Thái Bình Dương”, Bộ trưởng phụ trách biến đổi khí hậu James Shaw nói.

Mặc dù cách tiếp cận của New Zealand không ràng buộc các nước khác, thử nghiệm này có thể được sử dụng như một hình mẫu cả trong các tòa án quốc gia và trong cuộc tranh luận công khai. Nếu được thực hiện, đề xuất của New Zealand có thể sẽ được các nhà hoạt động tại các quốc gia châu Âu như Thụy Điển hoặc Đức áp dụng để ép các chính phủ của họ thực hiện các kế hoạch tương tự.

Công ước về người tị nạn của LHQ năm 1951, viết rất lâu trước đó, không công nhận nạn nhân của biến đổi khí hậu.

Các quốc gia chủ nhà cho đến nay vẫn miễn cưỡng thay đổi quy ước, thúc đẩy một số hòn đảo nơi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thay đổi khí hậu cố gắng và điều chỉnh lại vấn đề như một giải pháp. Hòn đảo Kiribati đã đưa ra chương trình “Di cư với nhân phẩm”, trong đó đào tạo công dân trở thành những công nhân có tay nghề cao mà thiếu nguồn cung cấp ở New Zealand hoặc bất cứ nơi nào khác.

Chương trình của Kiribati được tạo ra dựa trên giả định rằng các tập đoàn đa quốc gia lớn có thể có quyền vận động hành lang xa hơn để thay đổi các quy định về thị thực so với các quốc gia nghèo bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Các công ty ở các quốc gia giàu có hơn như New Zealand, Mỹ hay Đức thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc tuyển dụng những người lao động có kỹ năng cho những công việc nhất định và đã gây áp lực cho chính phủ giải quyết các hạn chế về thị thực nhiều hơn các quốc gia như Tuvalu hay Kiribati.

Chiến lược này có thể làm việc cho một số hòn đảo nhỏ hơn, nhưng không phải tất cả người tị nạn do khí hậu đều có thể trở thành những người lao động có trình độ cao.

ssdhvisa2

Thủ lĩnh Đảng Xanh New Zealand James Shaw rời đi và sau đó là Thủ tướng Jacinda Ardern sau khi ký thỏa thuận cung cấp sau cuộc bầu cử ở New Zealand

Phần lớn trong số họ – nếu họ vẫn còn sống – có thể sẽ phải đối mặt với viễn cảnh ở lại đất nước của họ – hoặc nếu không, sẽ trở thành công dân thuộc giai cấp “thứ hai” ở nước ngoài, những người không được chính thức công nhận là người tị nạn. Trong khi đó, các nhà hoạt động ở New Zealand đã có những nỗ lực quốc tế để ngăn chặn một kịch bản như vậy, cho rằng xung quanh đất nước họ là các quốc đảo nhỏ như Tuvalu hoặc Kiribati, chỉ cao hơn hai mét so với mực nước biển và có thể bị chìm hoàn toàn trong khoảng 30 đến 50 năm.

ssdhvisa3

Phần lớn các hòn đảo Kiribati chỉ cách mực nước biển vài mét

Trong một bước tiến lớn cho những người đề xướng những nỗ lực đó, Đảng Xanh New Zealand hứa hẹn sẽ đưa ra một loại thị thực mới trong cuộc bầu cử vào tháng 9. Đảng đã trở thành đối tác liên minh trong chính phủ mới do Lao động lãnh đạo của Thủ tướng Jacinda Ardern.

“Cuộc sống và sinh kế của nhiều nước láng giềng ở Thái Bình Dương đang bị đe doạ, và chúng ta cần bắt đầu chuẩn bị cho những dòng người tị nạn do khí hậu không thể tránh khỏi”, Vivien Maidaborn, Giám đốc UNICEF của New Zealand viết trong một bản thảo tháng 10, trong đó bà kêu gọi chính phủ thực hiện tốt lời hứa đó.

Vào tháng 6 năm 2014, một gia đình ở Tuvalu đã được Tòa án về Nhập cư và Bảo vệ của nước này lần đầu tiên cấp phép cư trú sau khi đất nước họ bị đe doạ bởi sự thay đổi khí hậu. Vào thời điểm đó, các chuyên gia nói rằng họ hoài nghi về việc liệu phán quyết sẽ có tác động lớn hơn hay không. Vernon Rive, giảng viên cao cấp tại Trường Luật AUT ở Auckland, cho hay : Gia đình đó chỉ thành công vì họ đòi “những căn bản nhân đạo đặc biệt”, đó là một từ ngữ được công nhận trong luật nhập cư của New Zealand, nhưng không phải bởi nhiều chính phủ khác. Các yếu tố khác, ngoài việc thay đổi khí hậu, cũng đã được đưa ra trong quyết định của tòa vào năm 2014 cho phép cả gia đình ở lại. Kể từ đó, các trường hợp tương tự đã bị từ chối và người xin tị nạn bị trục xuất.

Với sự kháng cự của nhiều quốc gia để thay đổi Công ước về tị nạn và thực tế là các phán quyết của tòa án không áp dụng được trong các trường hợp khác, các học giả luật pháp đã khám phá ra một giải pháp thứ ba: tạo ra các thoả thuận hợp pháp trên cơ sở song phương hoặc khu vực. Đề xuất mới của New Zealand sẽ rơi vào hạng mục đó. Phần lớn sẽ mở cửa cho những người tị nạn do biến đổi khí hậu từ các hòn đảo ở Thái Bình Dương và sẽ cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng ở New Zealand và các quốc gia bị ảnh hưởng.

Những quốc đảo này từ lâu muốn được đàm phán. Ít nhất là ở một số nước giàu hơn như New Zealand, dường như có một nhận thức ngày càng tăng rằng thời gian hiện nay đang gần hết, theo như cảnh báo của một báo cáo mới được đăng trên tạp chí y khoa Anh The Lancet. Các giả của tạp chí kết luận rằng biến đổi khí hậu đã gây hại nghiêm trọng cho sức khoẻ con người kể từ năm 2000 bằng cách đốt cháy nhiều đợt nhiệt hơn, sự lây lan của một số bệnh do muỗi gây ra và thiếu dinh dưỡng vì mùa màng thất thu. Họ nói rằng nó về cơ bản là một “nhân tố” đối với tất cả các mối nguy hiểm sức khoẻ toàn cầu, với những biểu hiện “rõ ràng và không thể đảo ngược”.

Người dịch: Hải Yến (SSDH)

Share.

Leave A Reply