Sẵn sàng du học – Những công ty tại Úc nói chung và công ty nước ngoài nói riêng khi tuyển dụng nhân sự luôn đòi hỏi sự đột phá ngay trong chính câu trả lời của bạn. Chính bởi vậy đừng chủ quan mà hãy bình tĩnh suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết đinh nhé!
Khi đuợc mời đến phỏng vẫn với hiring manager, đây thuờng là vòng cuối cùng của quá trình tuyển dụng. Hiring manager là nguời được đưa quyết định tuyển hay loại ứng viên, và thưòng cũng là người sếp sẽ làm việc trực tiếp với bạn. Vòng phỏng vấn này có 2 mục đích chính. Mục đích 1 là các sếp muốn kiểm tra lại bạn có đúng như những gì đuợc ghi trên CV hay không (điều kiện cần). Mục đích 2 là các sếp muốn hiểu bạn là nguời như thế nào, bạn có hợp với môi trưòng làm việc, hợp với văn hoá làm việc, hợp với mọi nguời trong phòng ban, và trên hết thảy: các sếp có thích bạn hay không (điều kiện quyết định).
Ở những công việc ở tầm entry level, kinh nghiệm làm việc của các bạn ứng viên thuờng là rất ít hoặc không liên quan đến công việc ứng tuyển quá nhiều (trong truờng hợp các bạn chuyển ngành chẳng hạn). Đối với các job này, vai trò của bộ phận nhân sự (HR) là khá lớn. Những câu hỏi dạng Competency based questions và Behavioural based questions sẽ liên tiếp đuợc đưa ra để kiểm tra khả năng đối đáp trôi trảy của ứng viên và khả năng xử lí tình huống. Mình muốn nhấn mạnh là khả năng đối đáp trôi trảy khá quan trọng, vì mọi nguời đều biết rằng các bạn ứng viên sẽ luyện tập các loại câu hỏi này trước buổi phỏng vấn rồi.
Trong post này, mình chỉ muốn nói đến những câu phỏng vấn có thể làm các sếp bớt thích bạn trong chớp mắt. Mình đã đi phỏng vấn và cũng đi phỏng vấn các bạn trẻ nộp đơn ở entry level; những kinh nghiệm mình chia sẻ ở đây chỉ giới hạn cho các bạn trẻ chưa có quá nhiều kinh nghiệm thôi nhé.
– Where/How do you see yourself in 5 years?
– What are your weaknesses?
Câu trả lời nào nên loại bỏ ngay?
– Where/How do you see yourself in 5 years?
'I want to see myself in your chair, also interviewing other candidates' hoặc là 'I want to become you in 5 years.' hoặc là 1 số câu trả lời tương tự như vậy.
Ở phần lớn các công ty, trong vòng 5 năm là khoảng thời gian chỉ đủ cho nhân viên có năng lực lên đuợc 1 hoặc 2 bậc thâm niên (seniority). Ở vị trí những nguời đuợc tham gia vào quá trình tuyển dụng thì khoảng cách giữa bạn – ứng viên – và họ – sếp phỏng vấn – thuờng là khá xa. Trong nhiều truờng hợp, việc bạn cho rằng chỉ trong thời gian 5 năm đã có thể lên đuợc ngang tầm hiện giờ của nguời phỏng vấn còn có thể khiến cho họ cảm thấy khó chịu và bị xúc phạm.
Một số bạn cho rằng với câu trả lời này, bạn thể hiện đuợc mong muốn đuợc gắn bó với công ty và cũng thể hiện sự nguỡng mộ với nguời phỏng vấn. Cố luợng ứng viên có câu trả lời tương tự như trên rất phổ biến. Mình xin nhắc lại là câu trả lời này không phù hợp chút nào với những vị trí ứng tuyển ở tầm entry level nhé.
Nếu như bạn phỏng vấn những vị trí cần nhiều thâm niên kinh nghiệm thì lại khác. Ở 1 số cuộc phỏng vấn, thậm chí hiring manager còn chia sẻ mong muốn tìm 1 nguời kế cận mình để có thể thay thế vị trí hiện tại của họ trong khoảng thời gian ngắn (1 vài năm).
– What are your weaknesses?
My weakness is that i am too much of a perfectionist. My weakness is that I am a workaholic.
Ở mọi công việc, ở mọi môi truờng công ty, ai ai cũng sẽ có khuyết điểm. Các sếp hiểu điều này và HR cũng hiểu điều này. Bạn đừng cố gắng mô tả điểm mạnh như 1 điểm yếu, vì kĩ năng phỏng vấn này đã lỗi thời. 1 số bạn còn đuơc khuyên: nhìn ra điểm mạnh của bạn, kéo nó đến điểm tận cùng (extreme point) rồi mô tả như thể đấy là yếu điểm của bạn.
Khi đặt những câu hỏi có tính cá nhân như vậy, các sếp rất muốn biết đuợc bạn là ai, bạn là nguời như thế nào. Những câu trả lời mẫu ở trên rất nhàm chán, và khi buớc ra khỏi cuộc phỏng vấn, ấn tuợng về bạn sẽ rất mờ nhạt, bạn bị loại. Ở một mặt khác, giả sử như bạn là một ứng viên có hồ sơ mạnh (bạn học truờng rank cao, bạn có bảng điểm ấn tượng, bạn năng động và tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá, bạn có nhiều kinh nghiệm làm thêm có tính chuyên môn tốt), khi bạn trả lời bằng những câu hỏi như trên, nguời phỏng vấn sẽ nghĩ bạn không thật lòng. Họ sẽ đặt câu hỏi liệu bạn có không thật lòng ở các câu hỏi khác nữa không, hoặc liệu hồ sơ của bạn có toàn là sự thật? Và bạn bị loại.
Khánh Ngọc (SSDH)