Sẵn sàng du học – Kể từ khi Bộ trưởng Nội vụ bà Amber Rudd vạch ra kế hoạch giảm thiểu lượng người nhập cư bằng việc thắt chặt cơ chế cho sinh viên nước ngoài tới học tại các trường đại học tại Anh thì mọi người bắt đầu tranh cãi khá nhiều về đâu là sự lựa chọn tốt nhất.
Theo số liệu gần đây, mỗi năm có khoảng 167.000 sinh viên ngoài EU đến Anh học tập. Một số người cảm thấy rằng du học sinh đang chiếm lấy nguồn tài nguyên của Anh khỏi tay sinh viên Anh trong khi đó một số khác lại cho rằng du học sinh là một nguồn nhân lực quan trọng nên được khuyến khích gia tăng.
Nếu như bạn chưa biết nên đứng về phe nào trong cuộc tranh luận này thì hãy cân nhắc 7 điều về du học sinh tại Anh sau đây nhé.
1. Chỉ 1% du học sinh từ chối rời khỏi Anh sau khi kì học kết thúc.
Cho đến tận bây giờ, một lượng lớn du học sinh được cho rằng không tuân thủ điểu khoản của visa và đã ở lại Anh sau khi tốt nghiệp.
Theo Tổ chức theo dõi di dân ở Anh, Migration Watch, 110.000 sinh viên hiện vẫn ở lại Anh mỗi năm bằng cách ở lại quá hạn, kết hôn, tìm kiếm một công việc hay bắt đầu học một chương trình mới.
Tuy nhiên kết quả từ nghiên cứu của Văn phòng Bộ Nội vụ Anh lại trái ngược với kết quả nghiên cức từ các phòng ban khác của chính phủ. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 1% du học sinh từ chối rời khỏi Anh, tương đương khoảng 1.500 người mỗi năm.
Khi được tạp chí Times hỏi về điều này thì đại diện từ Văn phòng Bộ Nội vụ cho hay nghiên cứu này “chưa bao quát toàn diện”.
2. Du học sinh giúp tạo ra 11 triệu bảng Anh cho nền kinh tế Anh.
Các trường đại học ở Anh cho biết, mỗi năm nước Anh thu về 11 triệu bảng Anh từ du học sinh. Tính riêng du học sinh học tập tại London là 2.500 triệu bảng Anh.
Theo ước tính gần đây, một vài khóa học Thạc sĩ sẽ không cần tới nguồn hỗ trợ tài chính từ phía du học sinh.
3. Anh đứng vị trí thứ hai trong danh sách điểm đến phổ biến nhất cho du học sinh toàn thế giới.
Cũng theo các trường đại học tại Anh thì Anh là điểm đến du học phố biến thứ hai trên thế giới với 12.8% sinh viên toàn cầu chọn Anh để du học. Anh chỉ đứng sau Mỹ với 16.4% sinh viên toàn cầu chọn tới Mỹ để học tập.
4. Nhiều nhà lãnh đão trên thế giới đã từng học tập tại Anh.
Các trường đại học ở Anh là “cái nôi” nuôi dưỡng nhiều nhà lãnh đạo trên toàn thế giới, trong đó phải kể đến Thủ tướng Úc hiện này, ngài Malcolm Turnbull, đã từng học tập tại trường đại học Oxford lừng danh.
Thủ tưởng của Cộng hòa Colombia, Cộng hòa Hungary và Liên bang Bahamas cũng đã học tập tại các trường top đầu của Anh.
Tuy nhiên, không nhỉ những nhà lãnh đạo mới học tập tại Anh. Ngay cả thành viên của Hoàng gia cũng chọn Anh là điểm đến du học cho mình. Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch đã chọn học tại trường Đại học Cambridge và trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE). Quốc vương Tupou VI của Vương quốc Tonga đã học tập tại Đại học Đông Anglia.
5. Mỗi du học sinh phải chi trả 736 bảng cho dịch vụ Y tế Quốc gia NHS.
Theo báo cáo năm 2013 dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Y tế Jeremy Hunt thì tổng chi phí dịch vụ y tế mà sinh viên đến từ quốc gia nằm ngoài Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) – bao gồm các quốc gia thành viên EU, Iceland, Liechtenstein và Na-Uy – sẽ phải trả 430 triệu bảng một năm, nghĩa là mỗi sinh viên sẽ phải chi trả 736 bảng/năm.
6. Bốn tháng sau khi khóa học kết thúc thì các sinh viên buộc phải rời khỏi Anh.
Sau khi hoàn thành chương trình học, du học sinh phải rời khỏi Anh trong vòng 4 tháng kể từ thời điểm khóa học kết thúc. Nếu như khóa học của họ kéo dài chưa đến 1 năm thì họ sẽ phải rời đi sớm hơn. Tuy nhiên sinh viên có thể xin cấp visa mới để làm việc tại Anh hoặc phải được bảo trở bởi nhà tuyển dụng để chuyển visa từ visa du học sang visa làm việc.
7. Sinh viên theo học Thạc sĩ có thể đưa gia đình đi theo.
Sinh viên học Thạc sĩ có thể đưa gia đình bao gồm bố mẹ và con dưới 18 tuổi đi theo khi sang học tập tại Anh theo dạng người phụ thuộc.
Thái Hải (SSDH) – Theo Scholarship Planet