Bảng xếp hạng QS Under 50 nhấn mạnh sự cạnh tranh trong giáo dục đại học toàn cầu

0

Sẵn sàng du học – Trong cuộc đua toàn cầu để phục vụ cho số lượng học sinh ngày càng tăng và nhu cầu cung cấp tốt hơn, mặc dù có một số thành công đáng chú ý ở nhiều châu lục nhưng Bảng xếp hạng QS Top 50 Under 50 năm 2020 đã tiết lộ châu Á là nhà lãnh đạo thế giới cho các tổ chức trẻ xuất sắc.

Singapore duy trì vị trí đầu tiên với NTU

Singapore duy trì vị trí đầu tiên với NTU

Châu Á và Châu Âu cùng chia sẻ 10 vị trí đầu tiên với tỷ lệ sáu và bốn, nhưng Úc là quốc gia được đại diện nhiều nhất trong top 50. Malaysia và một số quốc gia vùng Vịnh nói riêng cho thấy sự cải thiện trong những năm qua.

Trải rộng trên 22 địa điểm khác nhau, 50 vị trí hàng đầu báo hiệu khả năng cạnh tranh ngày càng tăng trong bối cảnh giáo dục đại học toàn cầu với các chính phủ trên toàn thế giới đang nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục cung cấp. Ấn Độ đã được xác định là một quốc gia lớn nhưng chưa thấy sự cải thiện đáng kể trong thứ hạng.

“Sự phân chia theo địa lý của bảng xếp hạng này – với các trường đại học ở Hồng Kông, UAE, Hàn Quốc và Malaysia – giúp chúng tôi phân biệt giữa các địa điểm đang nỗ lực để cải thiện nhu cầu cung cấp. Và ta cũng có thể thấy những khu vực chưa thể thúc đẩy các tổ chức có thể thách thức các hệ thống giáo dục đại học được thiết lập,” Giám đốc nghiên cứu QS – Ben Sowter giải thích.

Top 10 gồm có: đứng đầu là Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, tiếp theo ba trường đại học của Hồng Kông, hai trường đến từ Hàn Quốc, ba trường đại học của Pháp và một trường đến từ Phần Lan.

2020

Xếp hạng WUR 2020

Tên cơ sở

Vị trí

1

11=

Nanyang Technological University

 (NTU)

Singapore

2

32

The Hong Kong University of Science and Technology

 (HKUST)

Hồng Kông

3

41

KAIST – Korea Advanced Institute of Science and Technology

Hàn Quốc

4

52

City University of Hong Kong

Hồng Kông

5

53

Université PSL (Paris Sciences & Lettres)

Pháp

6

77

Sorbonne University

Pháp

7

87

Pohang University of Science and Technology (POSTECH)

Hàn Quốc

8

91

The Hong Kong Polytechnic University 

Hồng Kông

9

134

Aalto University

Phần Lan

10

139

CentraleSupélec

Pháp

Nhưng trong khi bốn trong số 10 trường đại học top 10 của Châu Á đã cải thiện thành tích của họ trong bảng xếp hạng tổng thể, thì cả ba trường trong số 10 tổ chức trẻ hàng đầu của Pháp lại cho thấy hiệu suất kém hơn.

Úc là nơi có nhiều đại diện nhất với 9 trường đại học trẻ nằm trong top 50 do Đại học Công nghệ Sydney dẫn đầu ở vị trí thứ 11. Các địa điểm được đại diện nhiều nhất theo thứ tự là Pháp, Hồng Kông, Tây Ban Nha, Malaysia, UAE và Hàn Quốc.

Người phát ngôn của QS – Jack Moran chia sẻ rằng Ấn Độ là nơi có ít đại diện nhất trong bảng xếp hạng QS cho dù nhu cầu cấp thiết của khu vực này là xây dựng năng lực giáo dục đại học.

“Không có quốc gia nào trên thế giới cần xây dựng năng lực giáo dục đại học nhiều như Ấn Độ. Nguyên nhân là do Ấn Độ có dân số thuộc độ tuổi học đại học nhiều nhất thế giới vào năm 2021, nhưng tỷ lệ học đại học ở đây chỉ cao hơn một nửa so với Trung Quốc (25,8% ở Ấn Độ, 51% ở Trung Quốc),” Jack giải thích.

“Nếu bất kỳ chính phủ nào có thể hy vọng nhận được một số dấu hiệu độc lập rằng nơi đó là ngôi nhà của các trường đại học trẻ, đầy tính cạnh tranh thì đó là trường học ở Ấn Độ. Tuy nhiên, chỉ có ba trường đại học Ấn Độ được xếp hạng trong số 150 trường và chỉ có một trường nằm trong top 100.”

Bảng xếp hạng QS nhận thấy rằng chất lượng ở những khu vực khác đang tăng lên. Đặc biệt là đối với Malaysia, kết quả nhấn mạnh đến việc tăng cường giáo dục đại học của đất nước này, QS giải thích.

Ba trường đại học của Malaysia đã lọt vào top 20 kể từ năm 2016. Trong bảng xếp hạng năm 2016, bốn trường đại học của Malaysia đã được vinh danh, ​​nhưng không có trường nào nằm trong top 20 thế giới.

Xung quanh Vịnh Ba Tư có năm trường đại học đã góp mặt trong bảng xếp hạng, bao gồm ba trường đến từ UAE và một trường đến từ Qatar – khu vực lần đầu xuất hiện trong bảng xếp hạng với Đại học Oman Sultan Qaboos nằm trong top 50.

Mặc dù việc tuyển sinh đã dần chậm lại và có khả năng sẽ tiếp tục như vậy, nhưng ước tính số lượng tuyển sinh sẽ đạt gần 600 triệu vào năm 2040, Sowter giải thích.

“Trong một môi trường như vậy, rõ ràng các quốc gia trên khắp thế giới sẽ cần tìm cách cải thiện năng lực của họ để phục vụ số lượng các du học sinh đang ngày một tăng, và một số lượng du học sinh lớn hơn nữa sẽ học tập tại các cơ sở giáo dục mới,” ông nói.

“Chúng tôi tin rằng điều cần thiết là phải thừa nhận năng lực của những trường đại học trẻ và đầy tham vọng. Dù chỉ mới được thành lập và phát triển nhưng họ đã đạt được sự công nhận nhanh chóng của các học giả và các nhà tuyển dụng. Những trường đại học đó đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu thay đổi thế giới và đã hòa nhập vào môi trường giáo dục đại học quốc tế."

Bảng xếp hạng QS Top 50 Under 50 được tổng hợp theo phương pháp tương tự được sử dụng cho Bảng xếp hạng Đại học Thế giới, xét đến các yếu tố như tác động nghiên cứu, việc làm sau đại học, danh tiếng chuyên môn, tỷ lệ giảng viên và tỷ lệ quốc tế hóa.

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply