BBC tổng hợp những con số ấn tượng nhất của nền giáo dục khắp thế giới

0

Sẵn sàng du học – Bạn có biết người ta phải chặt bao nhiêu cây xanh để sản xuất bút chì mỗi năm, phụ huynh các nước chi bao nhiêu tiền cho con cái mua đồ dùng học tập không?

Trang BBC vừa có bài viết tổng hợp về những điều ấn tượng nhất của nền giáo dục trên thế giới.

Phụ huynh Mỹ chi 83 tỷ USD để mua đồ dùng học tập cho con cái trong năm 2018

Theo các con số thống kê tại Mỹ, mỗi gia đình hiện nay bỏ ra khoảng 685 USD (gần 16 triệu đồng) cho đồ dùng học tập của con từ lớp mẫu giáo đến trung học. Con số này năm 2005 là 435 USD (hơn 10 triệu đồng).

Năm 2018, tổng tiền chi cho dụng cụ học tập của học sinh Mỹ vào khoảng 27,5 tỷ USD. Nếu cộng cả bậc đại học, con số này lên đến 83 tỷ USD.

Cha mẹ Mỹ cũng chi gần 7 triệu đồng để mua máy vi tính cho con cái. Ngoài ra, số tiền cho quần áo: 286 USD (6,6 triệu đồng), đồ điện tử như máy tính bảng và máy tính bỏ túi 271 USD (6,3 triệu đồng). Những vật dụng cơ bản như tập đựng hồ sơ, sách, bút nhớ dòng…, chiếm 112 USD (2,6 triệu đồng).

ssdh-sinh-vien4

 

60.000- 80.000 cây xanh bị chặt mỗi năm chỉ để sản xuất bút chì

Sau hơn 400 năm sau kể từ khi bút chì được phát minh, mỗi năm thế giới sản xuất 15-20 tỷ cây bút chì.

Vỏ bút chì được làm từ cây tuyết tùng ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Nguyên liệu làm ruột chì được khai thác ở Trung Quốc và Sri Lanka.

Theo thống kê của Economist, khoảng 60.000-80.000 cây bị chặt mỗi năm để sản xuất bút chì cung cấp cho cả thế giới.

Học sinh tiểu học Nga chỉ dành 500 giờ lên lớp mỗi năm trong khi Đan Mạch lên đến 1000 giờ

Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong 33 nước phát triển, học sinh tiểu học ở Nga có số giờ học mỗi năm ít nhất, chỉ trên 500 (mức trung bình thế giới là 800 giờ).

Như vậy, học sinh ở Nga chỉ học khoảng 5 giờ học mỗi ngày, giữa các tiết có thời gian giải lao. Mỗi năm học ở Nga kéo dài 8 tháng. Tuy nhiên, điều đó không khiến chất lượng giáo dục của Nga bị ảnh hưởng nhiều, bởi tỷ lệ biết chữ đạt gần 100%.

Đan Mạch là nước có số giờ bắt buộc học sinh phải lên lớp cao nhất thế giới, lên đến 1.000 giờ/năm. Thời gian học mỗi ngày tại quốc gia này cũng kéo dài hơn nhiều nước khác. Về thành tích, Đan Mạch liên tục lọt top 5 thế giới về giáo dục.

ssdh-sinh-vien5

Hong Kong là điểm đến du học đắt nhất thế giới

Phụ huynh Hong Kong chi trung bình 131.161 USD/năm (hơn 3 tỷ đồng) cho việc học của con, chưa tính đến học bổng, khoản vay hoặc hỗ trợ của nhà nước.

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất xếp thứ hai với mức chi khoảng 99.000 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng), tiếp theo là Singapore (71.000 USD – khoảng 1,6 tỷ đồng) và Mỹ (58.000 USD – khoảng 1,3 tỷ đồng). Trong khi đó ở Pháp chỉ có 16.000 USD (khoảng 370 triệu đồng) cho toàn bộ việc học của 1 người/năm.

Học sinh Australia dành một phần tư cuộc đời để đi học

Australia có tổng thời gian trung bình mà một người dành ra để đến trường từ cấp tiểu học đến hết đại học dài nhất thế giới – 22.9 năm. Tại đây, họ bắt đầu đi học từ năm 6 tuổi và kết thúc việc học ở năm 28 tuổi.

Đứng cuối cùng là quốc gia Niger, nơi là độ tuổi bắt đầu học tiểu học là 7 tuổi. Thời gian đi học trung bình của 1 người tại quốc gia ở Tây Phi này chỉ là 5.3 năm.

Cá Domino (SSDH) – Theo kenh14

Share.

Leave A Reply