Giải mã nhãn dán trên thực phẩm tại Nhật Bản

0

Sẵn sàng du học – Dưới đây là những gì bạn cần biết để có thể mua hàng hóa một cách hiệu quả và an toàn tại Nhật Bản.

Bạn đã bao giờ cảm thấy mình như Alice lạc vào xứ xở Wonderland khi mua hàng tại Nhật Bản chưa? Bạn cầm một gói hàng và mất hàng giờ để tìm hiểu xem đây là gì? Dưới đây là hướng dẫn nhanh giúp bạn có thể mua sắm và giải mã các nhãn mác trên sản phẩm trong siêu thị.

ssdh-nhat-ban

Biển chỉ dẫn trong siêu thị

Siêu thị tại Nhật Bản cũng có các biển chỉ dẫn giống ít nhiều như các nước khác. Đôi khi bạn rất dễ bị lạc khi tìm kiếm soba hoặc nguyên liệu cho một loại nước sốt chẳng hạn. Bạn có thể tự định hướng bằng cách nhìn vào các biển danh mục sản phẩm, thường được phân cách bằng các biểu ngữ màu xanh lá cây treo trên trần nhà. Dưới đây là một số tên phổ biến nhất:

– 青果 (Seika): Rau củ quả

– 鮮魚 (Sengyo): Cá sống

– 食肉 (Shokuniku): Thịt. Được chia thành 加工肉 (Kakoniku) – Thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông… và 生肉 (Namaniku) – Thịt sống như gà, lợn, bò và thịt xay

– 菓子 (Kashi): Đồ ăn vặt được trẻ con ưu thích như Anpanman kẹo mút, bánh quy, hay bánh quế đóng gói Hello Kitty

– 麺類 (Menrui): Mì ăn liền, soba, udon

– リカ (Delika) & 惣菜 (Sozai): Món khai vị, salad hoặc các món đóng gói sẵn

– デパン (Pan): Bánh mì

– 加工食品 (Kakoshokuhin): Thực phẩm đóng hộp

– 米 (Kome): Gạo

– 冷凍食品 (Reitoshokuhin): Thực phẩm đông lạnh

– 漬物 (Tsukemono): Đồ muối chua

– 和日配 (Wanippai): Đồ thái miếng như đậu phụ, salad, oden…

– 洋日配 (Yonippai): Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, kem, phô mai…

– ドライ飲料(Dry inryo): Nước trái cây, cà phê lon, nước khoáng…

Nhãn sản phẩm

Sau khi tìm được danh mục sản phẩm phù hợp, bạn hãy xem tới nhãn sản phẩm. Ví dụ dưới đây là mặt sau một túi bánh quy giòn (senbei) mang nhãn dán tiêu chuẩn tại Nhật bản. Ở phía bên trái là thông tin dinh dưỡng (栄養成分表) nơi ghi các thành phẩn cơ bản của sản phẩm như arbohydrate, protein và chất béo. Ở giữa bên trái, chỗ trên mã vạch là danh sách các chất gây dị ứng phổ biến, chất nào có trong loại bánh này sẽ được tô màu đen. Phía dưới bên phải là một bảng chứa nhiều thông tin khác.

Dưới đây là những thuật ngữ phổ biến bạn có thể thấy trên các nhãn mác:

– エネルギー/熱量 (Enerugi/netsuryoui): Calo

– たんぱく質 (Tanpakushitsu): Protein

– 脂質 (Shishitsu): Chất béo

– 炭水化物 (Tansuikabutsu): Carbohydrates

– ナトリウム(Natoriumu): Natri

– 糖質 (Toshitsu): Carbohydrates /glucide

– 食物繊維 (Shokumotsu sen-i): Chất xơ thực phẩm

– カルシウム (Karushium): Canxi

– 食塩相当量 (Shokuen soto ryo): Natri clorua

Hạn chế dinh dưỡng và dị ứng

Bạn đã có thực phẩm mình cần trong tay, nhưng nó có thể chứa các thành phần gây dị ứng hoặc đơn giản là bạn muốn hạn chế sử dụng. Hãy tham khảo danh sách các cụm từ hữu ích dưới đây để nắm bắt được thông tin đó:

Hạn chế dinh dưỡng:

– 糖質オフ/低糖質 (Toshitsu-ofu/teitoshitsu): Ít đường

– カロリーオフ/低カロリー (Karorii-ofu/teikarorii): Lượng calo thấp

– 脂質オフ/低脂質 (Shishitu-ofu/teishishitsu): Ít béo

– 塩分オフ (Enbun-ofu): Ít muối

– カロリーゼロ (Karorii-zero): Không chứa calo

– 脂質ゼロ (Shishitsu-zero): Không chứa chất béo

– 糖質ゼロ/無糖 (Toushitsu-zero/muto): Không đường

Dị ứng:

– 卵/玉子/たまご (Tamago): Trứng

– 牛乳/乳 (Gyuunyuu): Sữa/Sản phẩm từ sữa

– 小麦(粉) (Komugi(ko)): Lúa mì/Bột mì

– 落花生/ピーナッツ (Rakkasei/pinattsu): Đậu phộng

– 蕎麦/ソバ (Soba): Kiều mạch

– 海老/エビ (Ebi): Tôm

– 蟹/カニ (Kani): Cua

– あわび/アワビ (Awabi): Bào ngư

– いか/イカ (Ika): Mực nang

– いくら/イクラ (Ikura): Cá hồi

– 鯖/サバ  (Saba): Cá thu

– 牛/牛肉/ビーフ  (Ushi/gyu-niku/biifu): Thịt bò

– 豚/豚肉/ポーク  (Buta/buta-niku/pooku): Thịt lợn

– 鶏/鶏肉/チキン  (Tori/tori-niku/chikin): Thịt gà

– ゼラチン  (Zerachin): Gelatin

– 大豆/ダイズ   (Daizu): Đậu nành

– キウイ(フルーツ)   (Kiui(furuutsu) ): Quả kiwi

– 胡桃/クルミ   (Kurumi): Hạt óc chó

– バナナ (Banana): Chuối

Nhãn giá

Nhãn giá thường chứa các thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tịnh, nơi sản xuất và giá cả. Nếu bạn thấy mức giá được in mực đỏ hoặc vàng thì đó là một chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc giảm giá.

Nếu bạn quan tâm đến xuất xứ của sản phẩm, thì hãy chú ý tới các thông tin sau:

– 原産地/原産国  (Gensanchi/gensankoku): Sản xuất tại

– 日本/国産 (Nihon/kokusan): Sản xuất tại Nhật Bản

– 中国産 (Chuugoku san): Sản xuất tại Trung Quốc

– 米国/アメリカ産 (BeikokuAmerika san): Sản xuất tại Mỹ

– jオーストラリア産 (Australia san): Sản xuất tại Úc

– カナダ産  (Canada san): Sản xuất tại Canada

– ニュージーランド産 (New Zealand san): Sản xuất tại New Zealand

– タイ産 (Tai san): Sản xuất tại Thái Lan

Với số lượng sản phẩm mới và nhập khẩu ngày càng tăng, thì đây chưa phải là hướng dẫn đầy đủ. Nhưng chúng tôi hy vọng việc mua sắm của bạn sẽ dễ dàng và bớt căng thẳng hơn.

Người dịch: Nguyễn Bảo Dung (SSDH)

Share.

Leave A Reply