Học cách giao tiếp: Trải nghiệm của sinh viên quốc tế

0

Sẵn sàng du học – Ý tưởng đi ra nước ngoài, đến một đất nước mới và nói một ngôn ngữ khác nghe có vẻ hay và thú vị, nhưng sinh viên quốc tế thực tế sẽ thấy nhiều trở ngại.

people-ssdh

Việc khám phá thế giới được ví như lên một chiếc tàu lượn siêu tốc của cảm xúc, bao gồm cả trở ngại và thành công. Nhiều sinh viên quốc tế khi mới đến cảm thấy rất thoải mái với vốn tiếng anh cơ bản của mình, nhưng điều đó thay đổi ngay lập tức khi họ không hiểu lời của nhân viên tại sân bay.

Cảm giác của sinh viên

Sự thất vọng khi bạn không thể giao tiếp đúng là cảm giác thường thấy của các sinh viên quốc tế, như Matheus Rodriguez, một sinh viên người Brazil chuyển đến Gold Coast 11 tháng trước cho biết. Hiện cậu đang làm bồi bàn trong một nhà hàng và tin rằng nó sẽ giúp cậu cải thiện ký năng Tiếng Anh. Matheus cho biết: “Lúc đầu, tôi cảm thấy rất khó chịu, khi đến đây tôi không thể nói được bất cứ điều gì, nhưng sau đó 6 tháng, tôi cảm thấy tự tin hơn.”

Sinh viên quốc tế đối mặt với nhiều thách thức khi họ bắt đầu quá trình học ngôn ngữ thứ hai. Nó thường rất căng thẳng và áp lực khi phải trò chuyện với người dân địa phương ở Úc. Mặc dù một số sinh viên có vốn tiếng anh cơ bản, nhưng đây không phải tất cả. Khi được hỏi về các khía cạnh khác nhau của việc học tiếng Anh, Rodriguez giải thích rằng việc nghe và hiểu có lẽ là dễ nhất đối với anh vì việc nghe nhạc, phim và học nghe dễ hơn nhiều so với nói.

Rào cản ngôn ngữ được coi là rào cản lớn nhất mà sinh viên nước ngoài phải vượt qua nếu muốn giao tiếp thông thạo. Ngay cả đối với những sinh viên có vốn tiếng anh tốt như Bruno Perotti, cũng đã từng gặp phải khó khăn khi giao tiếp. “Ví dụ, nếu bạn có một cuộc hẹn với bác sĩ, bạn đến đó và phải giải thích cảm giác của mình, và bạn không thể nói những gì bạn cảm thấy vào lúc này. Lúc đó tôi cảm thấy rất thất vọng với bản thân”, anh ấy giải thích.

Các sinh viên mới đến phải thích nghi với giọng Úc, học tiếng long. Điều đó có thể làm họ nản lòng trong quá trình này. Nhiều sinh viên khi giao tiếp với người bản địa vẫn cảm thấy hơi lo lắng vì không muốn mắc lỗi, nhưng tất nhiên nếu điều đó đã xảy ra thì bình thường, và bạn nên quen với điều đó.

Những người bản xứ nghĩ gì?

Adam Wright, một giáo viên tiếng Anh 22 tuổi, với công việc giảng dạy các sinh viên quốc tế, cho biết: “Thực tế là bạn có thể dành cả ngày, giúp sinh viên có hứng thú với ngôn ngữ, có hứng thú học hỏi và chia sẻ văn hóa với bạn mỗi ngày.”

Nicole Georgiadis, sinh viên người Úc, nghiên cứu y học tại Đại học Griffith, thừa nhận rằng trong khi có nhiều điều phải học bằng cuộc trò chuyện đa văn hóa, cũng có nhiều vấn đề có thể phát sinh đặc biệt là trong các tình huống cụ thể. “Việc nói chuyện với bệnh nhân không nói tiếng bản địa chắc chắn là một thử thách lớn bởi việc giao tiếp này vô cùng quan trọng và ần phải chuẩn đoán đúng bệnh cho bệnh nhân.”

Mặc dù cả người bản ngữ và người nói tiếng Anh (với tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai) đều gặp khó khăn trong giao tiếp, nhưng có nhiều cách để khuyến khích sự hiểu biết tốt hơn. Anh Wright nói rằng điều quan trọng nhất là khuyến khích sinh viên và hỗ trợ họ. “Một cách mà tôi thường áp dụng khi dạy sinh viên là không làm cho họ mất đi sự tự tin bằng những câu nói “Xin lỗi tôi không hiểu ý bạn là gì’, đó thực sự là điều không nên làm với học sinh của mình.”

Với Nicole, cô nói rằng nói chậm, tránh những từ dài và tiếng lóng là những mẹo để cải thiện sự hiểu biết với những người không nói tiếng bản địa. “Tôi cố gắng nói chậm hơn rất nhiều và cũng không sử dụng một từ dài, chỉ cố gắng sử dụng những từ nhỏ đơn giản. Tôi nghĩ rằng người Úc họ sử dụng rất nhiều tiếng lóng mà họ không nhận ra, vì vậy tôi biết khi tôi cố gắng nói chuyện với một người không phải người bản xứ, cố gắng bỏ tất cả những tiếng lóng”

Gợi ý cho sinh viên

Nhìn chung, quá trình học ngôn ngữ thứ hai luôn là một thách thức, vì vậy cách tốt nhất để cải thiện là yêu thích việc hoc tập và học hỏi từ những sai lầm của bạn cũng như giúp đỡ các sinh viên quốc tế khác. Perotti nói anh ấy luôn cố gắng hỏi lại khi chưa nghe rõ. Điều dó khiến cho người bản xứ nhận ra rằng bạn không đến từ đất nước này, và hõ sẽ có cách giao tiếp khác hơn.

Tương tự như vậy, Matheus khuyên bạn nên yêu cầu người bản ngữ lặp lại câu, sử dụng các từ khác nhau hoặc nói chậm hơn.

Mặc dù Georgiadis là một người bản ngữ, nhưng cô ấy đưa ra lời khuyên với các sinh viên quốc tế: “Đừng ngại nói tiếng Anh, giống như hầu hết mọi người ở Úc không thể nói ngôn ngữ thứ hai. Bạn chỉ cần thực hành thường xuyên và luôn cảm thấy thoải mái khi đặt câu hỏi mọi người, họ sẽ giúp bạn học từ mới và tất nhiên, về cơ bản chỉ cần yêu thích tiếng Anh.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply