Khai trương trung tâm nghiên cứu về Con Đường Tơ Lụa đầu tiên tại Châu Phi

0

Sẵn sàng du học – Trung tâm đầu tiên tại Châu Phi nghiên cứu chuyên sâu về khởi nguồn của Con Đường Tơ Lụa – một hệ thống các con đường buôn bán có lịch sử lâu đời nối giữa phía Đông và Đông Nam Á với Châu Phi, Tây Á với Châu Âu – sẽ được thành lập tại Ai Cập như là một diễn đàn học tập trong khu vực phục vụ cho các nghiên cứu về Trung Quốc và Châu Phi.

con-duong-to-lua-720x405

Theo phát biểu với báo chí của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Khoa học Ai Cập, trung tâm nghiên cứu Con Đường Tơ Lụa (CSRS) được mở cửa vào tháng 1 năm 2019.

Con Đường Tơ Lụa là một hệ thống các con đường giao thương nối giữa Trung Quốc và phía Đông với Trung Đông và châu Âu. Đây là nơi mà tơ lụa Trung Quốc, muối, đường, hương liệu, ngà voi, ngọc bích, lông thú và các hàng hoá quí hiếm được trao đổi. Con Đường Tơ Lụa có độ dài 4000 dặm (6,437 km) và giao với hơn 40 đất nước.

Trung tâm sẽ có hai chi nhánh tại Đại học Ain Shams University ở Cairo và Đại học People’s University of China ở Bắc Kinh.

Với mục tiêu chính là quảng bá cho sự kết hợp đa lĩnh vực cần thiết cho nghiên cứu về Con Đường Tơ Lụa và các vấn đề về chính sách thông qua các báo cáo theo quý về các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, luật pháp. khoa học xã hội, năng lượng và nông nghiệp, Trung tâm CSRS còn có các chương trình giáo dục trước và sau đại học cũng như chương trình giám sát luận văn thạc sĩ và tiến sĩ.

Trung tâm cũng đẩy mạnh các hợp tác chuyên môn với các trường đại học tại Ai Cập và Châu Phi để phát triển những tiền đề cho nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng về Con Đường Tơ Lụa cũng như phát triển các học bổng cá nhân, tổ chức, liên ngành thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên đề và các ban công tác.

Các cơ sở nghiên cứu chung

Năm ngoái, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã cho phép cơ sở nghiên cứu Trung Quốc- Morocco được xây dựng tại phía tây bắc Đại học Ninh Hạ Trung Quốc và Đại học Hassan I Morocco (Morocco’s University of Hassan I). Cơ sở này tập trung nghiên cứu về “Vành đai và Con đường” để phục vụ cho giao thương và hợp tác giữa Trung Quốc – Morocco đồng thời phát triển sự hợp tác giáo dục đại học giữa hai nước.

Để hỗ trợ chi nhánh trong đề án có tên Đại học Công nghệ Hoá học Nigeria Thẩm Dương Trung Quốc, công ty Xây dựng dân dụng Trung Quốc đã kết hợp với Đại học Trung Nam Trung Quốc để xây dựng một đại học giao thông vận tải tại Nigeria nhằm mục đích tập trung những yêu cầu về nhân lực trong lĩnh vực giao thông.

Học viện Công nghệ thông tin và truyền thông Hwawei cũng sẽ được thành lập tại Đại học Nigeria ở Nsukka.

Các tổ chức quốc tế nghiên cứu về Con Đường Tơ Lụa cũng bao gồm cả UNESCO. Theo trang Silk Road Research Center.org., các trung tâm và học viện nghiên cứu về Con Đường Tơ Lụa cũng đã có mặt tại nhiều đất nước như Mĩ, Canada, Thổ Nhĩ Kì, Pakistan, Campuchia, Uzbekistan và Kyrgyzstan.

Thử thách

Giáo sư Bob Adamson – giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Học tập suốt đời tại Đại học Giáo dục Hong Kong chia sẻ với báo University World News: “Sự khởi đầu của Vành đai và Con Đường là tiềm năng để mở ra những cơ hội giáo dục cho hàng triệu người và các nhóm không quan trọng sẽ nhận được vô số các lợi ích trong lĩnh vực kinh tế, chính trị hay ngôn ngữ khi hệ thống cơ sở hạ tầng mới nâng cao vị thế, dịch chuyển xã hội hay cơ hội sống của họ.”

“Sự khởi đầu sẽ yêu cầu những cá nhân có các kĩ năng đa ngôn ngữ, không chỉ có chuyên môn trong các ngôn ngữ quốc tế mà cần phải có kiến thức về những ngôn ngữ khu vực bản địa, kĩ năng giao tiếp liên văn hoá và thái độ tích cực, kiến thức chuyên sâu, kĩ năng quản lí và sáng lập cùng với sự kiên cường,” ông Adamson chia sẻ.

“Thử thách lớn hơn cả nằm ở việc tạo ra một hệ thống giáo dục chính thức và không chính thức giúp mọi người phát triển các kĩ năng, thái độ và lĩnh vực chuyên môn.”

Phương thức hợp tác

Goa Jie – trợ lí giáo sư ngành Chính trị học tại Đại học quốc gia Singapore tiết lộ với University World News rằng các thử thách đều dựa trên phương thức hợp tác.

Đối với những chương trình như trao đổi học sinh, tuyển sinh và hợp tác giáo dục với những cơ sở nước ngoài lại càng có nhiều khó khăn hơn, Jie chia sẻ.

“Mặc dù Trung Quốc có động lực lớn lao thúc đẩy hợp tác giáo dục nhưng những đất nước trong Con Đường Tơ Lụa với nhu cầu tương tự thì có thể thay đổi.”

Sự hợp tác nên bắt đầu với những điểm chung và điều này có nghĩa là “bỏ qua những khác biệt về chính trị hoặc tư tưởng để hiểu nhu cầu thực sự của song phương và tìm kiếm sự hợp tác có lợi cho đôi bên.”

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply