Kiệt sức: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

0

Sẵn sàng du học – Một hiện tượng bệnh lí đang phổ biến gần đây – một vài người quen của bạn có thể đang bị căn bênh đó quấy rầy. Được gây ra bởi áp lực khi phải kiểm trai email làm việc ngoài giờ hành chính, mạng xã hội và tin tức 24 giờ, bạn cũng có thể mắc phải nó.

tram-cam

Kiệt sức xảy ra ở khắp mọi nơi.

Ngày một nhiều sách viết về căn bệnh này được xuất bản, các tổ chức y học cấp cao đang đưa ra các cảnh báo và mọi người đều có thể cảm nhận được. Các tổ chức y tế của Harvard và Massachusetts gần đây đã công bố rằng kiệt sức là một vấn nạn sức khoẻ cộng đồng đồng thời chỉ rõ rằng vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến các bệnh nhân mà còn khiến các bác sĩ phải đau đầu.

“Kiệt sức liên quan đến những sai sót trong y học đang gia tăng,” báo chí viết.

95% các nhà lãnh đạo quản trị nhân sự nói rằng kiệt sức là phá huỷ sự duy trì nơi làm việc, một cuộc khảo sát cho biết điều này thường xảy ra vì tình trạng công việc bị quá tải. Sự yếu kém trong quản lí cũng góp phần gây nên hiện tượng kiệt sức lan rộng.

“Các tổ chức thường khen thưởng những nhân viên làm thêm giờ và thay thế những nhân viên không thể đảm nhiệm khối lượng công việc được thêm. Điều này là nguyên nhân hệ thống ban đầu dẫn đến sự kiệt sức,” Dan Schawbel – giám đốc nghiên cứu của Future Workplace chia sẻ trong cuộc khảo sát thực hiện cùng với Kronos.

Kiệt sức là một cụm từ có thể được dùng ở mọi hoàn cảnh, một vài người cho rằng họ đang chết đói nhưng thực tế là họ chỉ chưa ăn gì thôi, nhưng những người kiệt sức thực sự thì nên được chuẩn bị để chữa trị – vì tình trạng của họ thực sự cần được chú ý.

Theo thang Dấu hiệu Kiệt sức Nghề nghiệp Maslach (Maslach Burnout Inventory) – một khảo sát dùng để đo mức độ kiệt sức của người lao động, ba triệu chứng rõ ràng nhất của kiệt sức bao gồm kiệt quệ cảm xúc, tính tiêu cực và thiếu hiệu quả. Các triệu chứng khác bao gồm việc thường xuyên bị ốm hoặc cảm lạnh, mất ngủ và có xu hướng giảm stress bằng những phương pháp không lành mạnh ví dụ như uống quá nhiều đồ uống có cồn hoặc mua sắm qua mạng.

Một vấn đề nữa là kiệt sức không phải là một khái niệm y học – theo như Hệ thống Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần Hoa Kỳ thì đây không phải là một loại bệnh lí.

Emily Nagoski, một nhà giáo dục sức khoẻ cùng với em gái của mình đã viết cuốn sách Kiệt sức: Bí quyết giải mã chu kỳ áp lực (Burnout: The Secret to Unlocking the Stress Cycle) chia sẻ: “Mọi người đều có thể cảm nhận được bị kiệt sức là như thế nào trong cơ thể, tinh thần và suy nghĩ của họ. Nó giống như một tác phẩm nghệ thuật: Bạn biết đến nó khi bạn nhìn thấy nó.”

Để khắc phục tình trạng kiệt sức, mọi người cần xác định được áp lực mà mình đang gặp phải. Cho phép cơ thể hoàn thành chu kì phản ứng với áp lực – thay vì tập trung vào những yếu tố gây stress như việc tạo nên danh sách các việc cần làm.

“[Mọi người] cho rằng áp lực của họ sẽ biến mất nếu họ kiểm soát được mọi thứ, nếu họ đạt được các thành tựu và liên tục hoàn thành các công việc trong danh sách đã lên sẵn,” Nagoski cho biết.

Đối với những người nghĩ mình có nguy cơ bị kiệt sức thì những việc sau đây sẽ giúp ích được cho họ:

  • Tập thể dục
  • Ngủ
  • Những mối quan hệ xã hội tích cực (mối quan hệ ngoài đời, không phải trên Facebook)
  • Cân bằng và chăm sóc bản thân

Khắc phục tình trạng kiệt sức có thể sẽ giống như việc thêm vào yếu tố gây stress: một nhân viên dành thời gian ăn trưa trong công viên (dành thời gian với thiên nhiên giúp giảm stress) có thể sẽ bị áp lực về việc phải ở lại muộn để làm việc. Một lớp học yoga cũng nên được xếp vào lịch trình dày đặc. Nhưng điều này là hoàn toàn ổn nếu loại bỏ một số hoạt động để có thời gian vận động.

Các nhà nghiên cứu trong một cuộc điều tra tại đại học Montreal cũng phát hiện ra rằng phụ nữ có nguy cơ kiệt sức cao hơn vì họ thường có những xung đột giữa công việc và gia đình.

Nam giới và nữ giới cũng có mức độ kiệt sức khác nhau. Một nghiên cứu được công bố bởi trung tâm Sức khoẻ cộng đồng BMC chỉ ra rằng các bác sĩ nữ thường dễ bị kiệt quệ về mặt cảm xúc trong khi các bác sĩ nam bị kiệt sức bởi sự tiêu cực.

Chị em nhà Nagoski đồng với rằng việc mơ mộng khi thực hiện những công việc đòi hỏi thấp, có phương thức giải toả sáng tạo hay tiến hành những công việc lớn lao hơn là chìa khoá phòng ngừa sự kiệt sức. Họ cũng khuyên rằng việc viết cáo phó cho chính bản thân sẽ giúp tìm ra được những điều mang lại ý nghĩa thật sự.

Amelia Nagoski chia sẻ: “Việc này nghe có vẻ u ám. Nhưng nó sẽ giúp bạn suy nghĩ về bản thân và điều gì quan trọng đối với bạn.”

Tạo ra những khoảng thời gian trống để nghỉ ngơi trong cuộc sống để chúng ta không vội vã và bị quấy rầy quả là một điều không dễ dàng, đặc biệt là trong một nền văn hoá vẫn còn tồn tại sự ngượng ngùng. Phòng ngừa sự kiệt sức đòi hỏi những quyết định vô cùng khó khăn. Mọi người đều có 24 giờ trong 1 ngày. Chọn giữa việc nghỉ ngơi hay ra ngoài đi dạo, ngủ thêm 1 tiếng hay nói chuyện với bạn bè – đều là việc phải lựa chọn bỏ đi một hoạt động nào đó.

Bạn có thể cảm thấy lo sợ vì bạn không “đạt được” điều gì đó nhưng bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng bạn đã tiến được xa hơn. Tinh thần đang đi xuống của bạn sẽ được thay đổi.

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply