Những điểm cần lưu ý liên quan đến Post – Graduation Work Permit (PGWP)

0

Sẵn sàng du học – Có rất nhiều câu hỏi liên quan tới Post-graduation work permit (PGWP) và spouse’s open work permit nên muốn, thêm một lần nữa, chia sẻ một vài thông tin quan trọng:

ssdh-sinh-vien2

 

1. PGWP chỉ được cấp 1 lần duy nhất, nghĩa là không ai cấm bạn xin chuyển từ PGWP holder sang study permit (SP) khác nhưng sau đó thì không xin được PGWP lần nào nữa.

2. PGWP sẽ không được cấp nếu sinh viên tự ý ngưng chương trình học, dù chỉ là 1 học kỳ. Các kỳ nghỉ Hè, Đông và Xuân (được gọi là “scheduled breaks”) không nằm trong dạng này, nói cách khác, trường cho nghỉ thì bạn có quyền nghỉ.

3. Độ dài (length/duration/validity) của PGWP được tính theo thời gian của chương trình học chính (post-secondary academic programs, KHÔNG bao gồm các khoá chuẩn bị), được xác định trên bảng điểm hoặc thư xác nhận hoàn thành chương trình học:

+ Dưới 8 tháng: không được cấp
+ Từ 8 tháng tới dưới 24 tháng: bằng với thời gian chương trình học
+ Từ 24 tháng: 3 năm
+ Các trường hợp đặc biệt:

– Các chương trình “accelerated”: căn cứ trên bảng điểm hoặc thư xác nhận hoàn thành chương trình học

– Học kỳ cuối: bạn vẫn có thể được cấp PGWP nếu học kỳ cuối bạn chỉ học part-time

– Hơn 1 chương trình học: nếu chương trình học sau ở cấp học post-graduate/graduate (credential: defree or diploma) và ngày kết thúc không quá 2 năm từ ngày hoàn thành chương trình đầu: 3 năm.

– Một phần của chương trình học được hoàn tất ở nước ngoài: chỉ được tỉnh thời gian học ở Canada.

4. Phải apply PGWP trong vòng 90 ngày từ khi kết thúc chương trình học (được xác định trên bảng điểm hoặc thư xác nhận hoàn thành chương trình học) VÀ study permit PHẢI còn hiêu lực.

5. Không phải bất kỳ chương trình nào được dạy ở các “designated learning institution” (DLI) cũng giúp bạn xin được PGWP.

6. Một số học bổng chính phủ sẽ không cho phép bạn xin PGWP.

7. [Quan trọng] Bạn chỉ được đi làm full-time trong lúc đợi kết quả application for a PGWP sau khi hoàn thành khoá học khi thoả 3 điều kiện:

+ đã hoàn thành khoá học,

+ đã nộp application for a PGWP TRƯỚC khi study permit hết hạn,

+ được phép làm việc off-campus mà không cần work permit khi đang đi học (ghi rõ trong phần conditions trên study permit) VÀ không làm off-campus quá giờ khi đang đi học.

8. Nếu chồng/vợ/common-law partner của bạn muốn xin, hoặc gia hạn, open work permit khi bạn đã/đang/sắp xin PGWP, hãy đợi cho tới khi bạn có một công việc ở NOC level 0, A hoặc B.

Đây là ý kiến cá nhân nên các bạn cần tham khảo!

 

ssdh-sinh-vien1

 

Liên quan: Những điều mà bạn cần biết về visa, permit và cách gia hạn

Có nhiều bạn còn nhầm lẫn giữa hạn của visa và permit (study/work/visitor record/TRP) nên tôi viết bài này với hy vọng có thể cung cấp thêm thông tin và giải đáp các thắc mắc liên quan.

 

ssdh-visa-canada

 

VISA: Có 2 loại chính là TRV (Temporary resident visa) và Immigrant visa (còn gọi là permanent resident visa). Bài này chỉ nói về TRV.

– Đây là loại visa cấp cho những người có nhu cầu đến Canada tạm thời như du lịch, công tác, du học hay làm việc. Khi bạn xin visa du học hay làm việc lần đầu ở ngoài Canada, bạn sẽ được cấp 1 TRV kèm với loại visa đã xin, tuy nhiên trên visa dán trong passport của bạn chỉ thể hiện 1 loại thôi (S-x hay W-x).

– TRV có giá trị vào Canada TRƯỚC ngày hết hạn (expiry date).

– Ngày hết hạn ghi trên TRV là hạn chót bạn có thể vào Canada, KHÔNG phải hạn bạn được ở lại.

PERMIT: chính là giấy tờ thể hiện “legal status” của bạn ở Canada, gồm các loại chính sau:

– Visitor record: được cấp cho những người ở Canada với mục đích du lịch, thăm thân, chữa bệnh.. và tuyệt đối KHÔNG cho phép làm việc hay học tập, trừ những trường hợp ngoại lệ (ví dụ như các công việc không cần work permit hoặc trẻ em là con của skilled worker hoặc full-time students có thể đi học từ Kindergarten tới lớp 12 mà không cần study permit). Visitor record có thể thể hiện bằng 1 tờ giấy hoặc chỉ là 1 con dấu đóng trên passport.

Riêng về con dấu này có 3 trường hợp:

(i) có dấu và ghi ngày cụ thể: bạn phải ra khỏi Canada trước ngày đó, hoặc

(ii) có dấu và không ghi ngày: bạn phải ra khỏi Canada trong vòng 6 tháng (2 năm đối với LẦN ĐẦU nhập cảnh bằng Super-visa PG-1), hoặc

(iii) không có dấu (officer không đóng): bạn phải ra khỏi Canada trong vòng 6 tháng (2 năm đối với LẦN ĐẦU nhập cảnh bằng Super-visa PG-1).

– Work permit (có nhiều loại, vui lòng tham khảo bài “WORK PERMIT: BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC HỢP PHÁP TẠI CANADA?”)

– Study permit

– TRP (Temporary resident permit): đây là dạng đặc biệt và không áp dụng rộng rãi nên sẽ không nói chi tiết trong bài này.

Các điểm lưu ý liên quan tới PERMIT:

– Nếu bạn đang ở Canada và không có ý định rời khỏi và quay lại, expiry date trên permit QUAN TRỌNG HƠN expiry date của TRV. Nói cách khác, bạn không cần phải lo khi TRV hết hạn NẾU permit vẫn còn hạn.

– Muốn gia hạn TRV, bạn phải gia hạn permit trước vì TRV sẽ được cấp dựa trên permit. Ví dụ: TRV (được cấp lần đầu) hết hạn 1 Feb 2018 mà study permit đã được gia hạn tới 1 Feb 2019 thì (nếu có xin) TRV mới sẽ có hạn 1 Feb 2019.

– Nếu xin trong Canada, thời gian giải quyết hồ sơ xin permit dao động từ 1 tới 3 tháng trong khi TRV đôi khi chỉ mất vài ngày, tuy nhiên cần lưu ý thời gian gửi và nhận lại passport (để IRCC dán TRV) có thể lên tới 6 tuần.

– Permit chỉ được cấp/gia hạn tối đa tới expiry date của passport. Cho nên nếu bạn sắp gia hạn study/work permit hoặc xin post-graduation work permit mà hạn của passport gần hơn hạn (dư định sẽ xin được) của permit thì nên gia hạn/xin mới passport. Theo quy định hiện tại thì Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Canada chỉ nhận gia hạn/làm mới passport nếu hạn dưới 6 tháng. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp các cơ quan này để hỏi thêm thông tin liên quan.

Tóm lại, quan trọng nhất là đừng bao giờ ở lại Canada quá hạn được cho phép vì nó sẽ gây rất nhiều bất lợi cho bất kỳ đơn xin visa dạng gì của các bạn trong tương lai. Nếu lỡ ở quá hạn thì bạn vẫn có 90 ngày để xin phục hồi status, tuy nhiên không ai bảo đảm xin là được duyệt.

Cá Domino (SSDH) – Theo tincanada24.com

Share.

Leave A Reply