Công bố Bảng xếp hạng Đại học Châu Mỹ Latinh 2023

0

SSDH- Mới đây, bảng xếp hạng mới nhất của Times Higher Education về Đại học Mỹ Latinh năm 2023 đã được công bố. Đặc biệt, các đại diện ở Chile đang trên đà trở thành những tổ chức mang tầm quốc nhất trong khu vực.

Điểm trung bình của đất nước về “triển vọng quốc tế” đã liên tục tăng kể từ năm 2019 để đạt vị trí 70 trong danh sách. Chile đứng thứ hai trong khu vực về chỉ tiêu này, vượt qua Ecuador (đạt điểm 71.6, có xu hướng giảm so với 4 năm trước). Bên cạnh đó, 32 trường đại học của Chile và 14 tổ chức của Ecuador đã vượt xa mức trung bình của khu vực (47 điểm) nhờ tỷ lệ sinh viên quốc tế, nhân viên quốc tế và hợp tác nghiên cứu xuyên biên giới. Hai nước này cũng đạt điểm cao ở đầu mục “trích dẫn”, với 67.5 cho Chile (vị trí thứ nhất) và 51.3 cho Ecuador (vị trí thứ ba). Argentina đứng thứ hai với 58,3 điểm. Các báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng có mối tương quan tích cực mạnh mẽ giữa nghiên cứu có đồng tác giả quốc tế và tác động trích dẫn.

Mặc dù các trường đại học của Chile ngày càng hướng ngoại thì quốc gia này lại kém chiếm ưu thế hơn trong bảng xếp hạng tổng thể khi đo lường về số lượng các tổ chức được xếp hạng. Trong đó, Brazil tiếp tục là đất nước có nhiều đại diện nhất với 65 trường, theo sau là Colombia với 36 tổ chức. Tuy nhiên, thành tích quốc tế hóa của Chile và Ecuador lại đạt được kết quả xuất sắc (trên 70 điểm). Theo các chuyên gia, xu hướng tương phản “một quốc gia trỗi dậy, quốc gia kia suy thoái” là thực tế ở lục địa này, nơi sức mạnh của giáo dục đại học có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lãnh đạo chính trị và ngân sách tài trợ.

Những xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động hợp tác nghiên cứu quốc tế của các nước. Điểm của Ecuador ở chỉ số này đã giảm từ 96,6 xuống còn 83,4 trong bốn năm. Trong khi đó Chile đã tăng từ 75,7 lên 82,0 kể từ 2019. Tỷ lệ giảng viên nước ngoài vẫn ở mức cao ở cả hai quốc gia so với toàn khu vực. Nhìn vào dữ liệu thô, tỷ lệ này tăng từ 6,5% lên 7,6% ở Chile, nhưng Ecuador chỉ tăng nhẹ (0,4 điểm). Về sinh viên quốc tế, cả hai nước đều chiếm 2% trong bảng xếp hạng năm 2019 nhưng con số này đã giảm xuống 1,4% ở Ecuador và chỉ tăng nhẹ ở Chile (lên 2,1%) trong năm nay.

Top 10 Bảng xếp hạng Đại học Mỹ Latinh 2023

Xếp hạng Tổ chức Quốc gia Điểm tổng
1 Pontificia Universidad Católica de Chile Chile 90.3
2 University of São Paulo Brazil 88.3
3 University of Campinas Brazil 87.0
4 Monterrey Institute of Technology Mexico 84.7
5 Universidade Federal de São Paulo (UNIFESP) Brazil 84.5
6 Universidade Federal do Rio Grande do Sul Brazil 83.1
7 Federal University of Minas Gerais Brazil 82.5
8 Pontifical Catholic University of Rio de Janeiro (PUC-Rio) Brazil 81.9
9 University of Chile Chile 81.6
10 Universidade Estadual Paulista (Unesp) Brazil 81.1

Alicia Salomone, Giám đốc Văn phòng quan hệ quốc tế tại Đại học Chile, giải thích rằng chìa khóa cho quá trình quốc tế hóa của ba trường đại học hàng đầu quốc gia là nguồn tài trợ từ chính phủ bắt đầu vào năm 2016. Bà ước tính rằng ba tổ chức này đã nhận được tổng cộng 13 triệu USD (10 triệu bảng Anh) dành riêng cho các dự án hướng tới quốc tế hóa. Bà cũng nhấn mạnh rằng số tiền không quá lớn nhưng rất quan trọng vì không thể duy trì được các chương trình này chỉ bằng doanh thu từ học phí của sinh viên. Ngoài ra, các trường công lập ở Chile không cung cấp giáo dục đại học miễn phí. Salomone cho rằng điều này đã đặt ra giới hạn đối với khả năng thu hút sinh viên. Do đó, các chương trình sau đại học và tiến sĩ đã trở thành điểm thu hút chính đối với du học sinh. Theo dữ liệu từ Đại học Chile, tính đến năm 2022, tỷ lệ nghiên cứu sinh tiến sĩ quốc tế cao gấp 8 lần bậc đại học. Trong khi nguồn tài trợ của chính phủ giúp đưa ra các sáng kiến đầy hứa hẹn, nhưng vẫn có những lo ngại liên quan đến vấn đề cạn kiệt cung tiền vào năm tới, do vậy tính bền vững của dự án quốc tế hóa là thách thức chính.

Amanda Johnson, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc tế và Liên văn hóa Gerald H. Read tại Đại học Kent State ở Mỹ, cho biết rằng Ecuador đã chứng kiến động thái hướng tới quốc tế hóa giáo dục đại học trong nhiệm kỳ tổng thống của Rafael Correa từ năm 2007 đến năm 2017. Trong nhiệm kỳ của ông, chi tiêu công cho giáo dục đại học đã tăng từ 0,7% lên 2,1% GDP. Đây được cho là mức chi tiêu chính phủ cao nhất cho giáo dục đại học ở Mỹ Latinh và cao hơn mức trung bình của các nước OECD theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế ( trụ sở tại Hoa Kỳ). Johnson cũng đề cập đến Chương trình Prometeo, đưa gần một nghìn học giả quốc tế đến Ecuador để nghiên cứu và đưa những ý tưởng mới. Tuy nhiên, sáng kiến này đã kết thúc với nhiệm kỳ tổng thống của Correa. Các nhà phê bình lập luận rằng nhiều chính sách và sáng kiến của ông không thể duy trì được sau khi ngành công nghiệp dầu mỏ suy thoái.

Ngoài các yếu tố chính trị và kinh tế, Gustavo E. Fischman, Giáo sư chính sách giáo dục tại Đại học bang Arizona, gợi ý một khía cạnh khác đang diễn ra là ngôn ngữ. Trong những năm gần đây, các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Mỹ Latinh đã được khuyến khích đẩy mạnh việc xuất bản trên các tạp chí quốc tế bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, sinh viên địa phương không thể theo dõ icác nghiên cứu này.

Tuy nhiên, Salomone lại cho rằng nếu không sử dụng ngoại ngữ, quá trình quốc tế hóa là không thực tế. Cô giải thích rằng ngoại ngữ không chỉ có tiếng Anh mà còn kết hợp các ngôn ngữ khác. Trong khi đó, Johnson của Kent State có quan điểm cơ bản hơn về quốc tế hóa, đó là khả năng mang cả thế giới đến trường học.

Người dịch: Phương Thảo (SSDH)

Share.

Leave A Reply