Đưa công nghệ thực tế ảo vào giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam

0

SSDH – Tại Việt Nam, việc áp dụng những thiết bị công nghệ hiện đại vào giảng dạy tiếng Anh đang dần trở nên quen thuộc. Những chiếc bảng viết đang dần được thay thế bằng máy chiếu, bảng điện tử cảm ứng thông minh (smartboard) và cả công nghệ thực tế ảo.

Theo Trung tâm anh ngữ 5 sao Atlantic, Trung tâm này đã áp dụng những thiết bị công nghệ hiện đại vào giảng dạy tiếng Anh. Học sinh bắt đầu sử dụng máy tính xách tay thay vì ghi chép và sử dụng giáo trình giấy như trước. Nhiều ứng dụng học trực tuyến đã được các trung tâm áp dụng giúp học viên dễ dàng học mọi lúc, mọi nơi bằng điện thoại thông minh và máy tính bảng…

Tuy nhiên, để áp dụng công nghệ vào việc giảng dạy đòi hỏi nhiều yếu tố đi kèm. Đầu tiên, cơ sở vật chất của các trung tâm cần được nâng cấp và trang bị thiết bị điện tử tiên tiến. Giảng viên, bên cạnh những kiến thức học thuật và sư phạm, cũng cần được trang bị các kỹ năng sử dụng công nghệ mới. Học liệu cũng cần được thiết kế hợp lý để phù hợp với những phương pháp giảng dạy áp dụng các thiết bị công nghệ mới này.

Những thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng đã và đang thay đổi cuộc sống của con người một cách rõ rệt. Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt là phụ huynh, vẫn chưa hiểu hết những mặt tích cực mà chúng có thể đem lại cho con em mình trên phương diện học tập.

Việc áp dụng các thiết bị công nghệ vào giảng dạy đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây. Chỉ một cải tiến nhỏ từ phương pháp giảng dạy phấn bảng lên thành thuyết trình qua máy chiếu đã giúp giáo viên tích kiệm được rất nhiều thời gian và tăng tính hấp dẫn, hiệu quả của bài học.

kinh-thuc-te-ao

Điện thoại thông minh, máy tính bảng không chỉ là những thiết bị giải trí đơn thuần – Nguồn ICTNews 

Theo bài viết của thầy Martin Peacock – Trưởng ban Phát triển giáo dục của Hội đồng Anh (British Council) tại thủ đô London, Anh quốc, trích từ cuốn “Những sự đổi mới về công nghệ trong công tác giảng dạy tiếng Anh”. Qua những luận điểm của mình, thầy Martin muốn chứng minh việc áp dụng các công nghệ điện tử vào giảng dạy tiếng Anh chính là xu hướng giáo dục của thế kỷ 21.

Thầy Martin Peacock

Thầy Martin Peacock – Trưởng ban Phát triển giáo dục của Hội đồng Anh London, Anh quốc – Nguồn IVTNews

“Tôi còn nhớ khi mình còn là một giáo viên Anh ngữ non trẻ mới bắt đầu đảm nhận công việc giảng dạy tại Hội đồng Anh tại Hong Kong. Giám đốc học thuật lúc bấy giờ của trung tâm chào đón chúng tôi – những giáo viên mới bằng một bài phát biểu ấn tượng. Ông ấy nhiệt huyết nói về vai trò của công nghệ trong việc giảng dạy ngôn ngữ và nhanh chóng kết thúc luận điểm của mình với một khẳng định đanh thép: “Hội đồng Anh cần những giáo viên có thể nắm vững được những xu thế công nghệ của thời đại mới. Và nếu một trong các bạn cảm thấy không đồng tình với quan điểm này, tốt nhất hãy nên bắt đầu tìm một công việc mới”.

Lúc đó, Ban giám đốc của Hội đồng Anh tại Hong Kong vừa bắt đầu một chiến dịch đầu tư mạnh tay vào hệ thống trang thiết bị điện tử và thiết kế một lớp học đặc biệt với tên gọi “Phòng học của tương lai”. Tại đây, tất cả đều được trang bị rất nhiều thiết bị công nghệ giúp học viên và giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp học và dạy của thời đại mới.

Những lớp học thông minh sẽ là xu thế giáo dục mới của thế kỷ 21

Những lớp học thông minh sẽ là xu thế giáo dục mới của thế kỷ 21 – Nguồn ICTNews 

Những lời nói của Giám đốc của trung tâm ngay lập tức như hồi chuông cảnh tỉnh với chúng tôi, những người vốn chỉ quen thuộc với những phương pháp giảng dạy truyền thống với giáo trình – bảng đen – bút vở. Những người vốn nghĩ những thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng chỉ đem lại không gì hơn ngoài sự sao nhãng cho học sinh.

Thời thế đã thay đổi, giáo viên cũng cần nỗ lực để tiến lên. Giảng viên chúng tôi bất đắc dĩ trở thành những nhà công nghệ học. Tại Hong Kong, những thay đổi đầu tiên xuất phát từ các lớp học. Những công nghệ mới như  máy chiếu, smartboard (bảng cảm ứng), máy tính xách tay được đưa vào môi trường học tập với kết nối wifi. Những điều này giúp phá vỡ ranh giới của lớp học, đưa học viên tiến ra biển kiến thức mênh mông trên mạng Internet.

Giáo viên, những người luôn bận bịu với việc viết bảng đen, soạn giáo án, chạy băng cát-sét, nay đã phải cập nhật cách sử dụng PowerPoint để thuyết trình, tìm kiếm tài liệu nghe – đọc trên Youtube, Google để làm bài học thêm phong phú với học viên. Đồng thời, chúng tôi cũng phải tìm tòi những phương pháp mới khuyến khích các em chủ động trong việc tự học qua Internet.

Bây giờ, tất cả nghe có vẻ hết đỗi bình thường nhưng thực chất đó chính là hàng loạt những cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục và nhiều chuyên gia hàng đầu đã phải đầu tư chất xám để nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng.

Và tất cả những điều kể trên, theo đánh giá của tôi, chỉ mới là những bước chập chững đầu tiên trong công cuộc áp dụng các thiết bị công nghệ vào việc giảng dạy ngôn ngữ. Không phải con người, chính công nghệ đã đặt ra cơ hội để chúng ta có thể đổi mới việc giảng dạy ngoại ngữ thêm phần thú vị và hiệu quả. Và với sự phát triển chóng mặt của hàng loạt các công nghệ mới như hiện nay, tất cả đều nhận thấy rõ tiềm năng của hướng đi mới này nếu được áp dụng một cách hợp lý”.

Thái Hải (SSDH) – Theo ICTNews

 

Share.

Leave A Reply