Kinh nghiệm ‘lùng’ việc làm thêm ở Úc

0

Sẵn sàng du học – Sinh viên Việt Nam học tập ở nước ngoài làm thêm nhiều việc, từ dọn vệ sinh, rửa bát cho tới bán hàng, gia sư, để kiếm tiền trang trải cho chi phí đắt đỏ. Vậy làm thế nào để tìm kiếm một công việc phù hợp, hãy cùng SSDH tìm hiểu qua bài viết của một bạn Du học sinh đã chia sẻ nhé!

di-lam-them

Kinh nghiệm ‘lùng’ việc làm thêm ở Úc – Nguồn Internet

Đầu tiên hãy soạn sẵn một cái Resume thật hoàn hảo, đừng lo lắng về khoản kinh nghiệm này nọ, hãy cứ ‘bịa’ ra một background rằng bạn đã làm việc ở đâu ở đâu rồi, và thể hiện trong CV dù bạn là sinh viên đại học, có nhiều kiến thức chuyên ngành nhưng vẫn sẵn sàng làm nhiều công việc khác nhau để trao dồi thêm kinh nghiệm. Nếu bạn chưa có resume có thể sử dụng mẫu này để tham khảo.
Có một số điều bạn không nên viết vào Resume, có lẽ mình sẽ viết trong một bài khác về vấn đề này, nhưng mình có thể liệt kê ra một số thứ như sau:
  • Điểm IELTS – Cái này mình cho là thông tin thừa thãi nhất nếu bạn cho vào Resume khi xin bất cứ công việc gì tại Úc hay kể cả Mỹ, Canada… nước ngoài họ không biết Ielts là cái gì đâu? Còn nếu làm cho người Việt thì lại càng không cần. Có nhiều bạn gửi cho mình resume để review cho ý kiến, lúc nào cũng thấy mọi người kê khai điểm IETLS 6.5, 7.0… nó không cần thiết!
  • Quốc gia/quốc tịch/ dân tộc/ chiều cao/ cân nặng/ sở thích/Photo công chứng các thể loại chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường thấy trong hồ sơ xin việc ở Việt Nam – Những thứ quá cá nhân hãy bỏ đi, không ai có nhiều thời gian để đọc hết những thứ ấy. Thêm quốc gia vào, lại càng làm bạn mất đi cơ hội mà thôi (một sự thật đau lòng).
  • Ảnh chân dung 3 nhân 4 cũng không cần thiết.
Thêm và highlight những cái gì?
  • Kinh nghiệm, kinh nghiệm, kinh nghiệm – không có thì ‘chém!’
  • Các công việc tay chân, nhà hàng… thêm một phần ‘Availability’ – thời gian nào bạn có thể làm trong ngày/ tuần.
  • Có lần mình apply làm student ambassador trong trường thì cho thêm phần ‘Achievement’ các thành thích của bạn.
Kế đến, để làm việc hợp pháp tại Úc, bạn cần có một mã số thuế. Du học sinh tại Úc không cần xin giấy phép đi làm, nhưng bạn cần có mã số thuế. Mặc định visa du học của bạn sẽ cho phép bạn làm 20h/ tuần trong thời gian đi học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ ở bất cứ ngành nghề và công việc nào. Việc đăng ký mã số thuế rất dễ và hoàn toàn miễn phí, chủ doanh nghiệp tại Úc có nghĩa vụ đóng tiền thuế cho bạn (trừ qua lương). Đến cuối năm tài chính (tháng 7) bạn có trách nhiệm phải đi khai thuế, bạn hoặc sẽ được nhận lại tiền thuế dư hoặc phải đóng thêm nếu trong năm đóng thiếu. Năm ngoái mình được nhận lại hơn $1400 tiền thuế, vừa đủ để sắm iPhone mới. Nói như vậy để bạn biết rằng đóng thuế là nghĩa vụ, và việc đóng thuế không hại mà chỉ có lợi. Link đăng ký tại đây.
Tiếp theo nếu các bạn muốn làm trong lĩnh việc nhà hàng, ăn uống, nói chung là waiter, waitress, bartender… hãy bỏ ra khoảng $100-120 để lấy cái RSA Certificate. Với cái này bạn mới được phép phục vụ rượu trong nhà hàng và quán bar, và đương nhiên có nó, cơ hội việc làm của bạn sẽ nhiều hơn.
Nếu bạn muốn làm trong lĩnh vực đòi hỏi sự an toàn, cũng hãy bỏ ra ít tiền học lấy cái White card. (mình recommend học 2 cái này ở đây) mọi người ai đã từng học qua rồi có thể cho review hoặc gợi ý những trang khác) chỉ mất khoảng 1-2 ngày là bạn có thể lấy được một trong những chứng chỉ này. Nếu bạn cảm thấy tiếc tiền có thể bỏ qua cái này.
Không có RSA và WC không có nghĩa là bạn không xin được việc, mà chỉ là khi có nó, cơ hội của bạn tìm được công việc tốt sẽ nhiều hơn mà thôi.
Tiếp tục, ‘lê lết’ vào đây:
1. Seek.com.au: Có thể nói đây là trang web tìm kiếm có số lượng công việc được quảng cáo nhiều nhất ở Úc, từ việc văn phòng đến chân tay, lương thấp đến lương cao đều có cả – công việc đầu tiên mà mình tìm được cũng chính là từ đây. với Seek bạn tạo một hồ sơ, upload Resume và lựa chọn các option sao cho phù hợp với tiêu chí của bạn như experience, mức lương, location sau đó tải cái app về điện thoại, mỗi ngày lên đều có việc mới, ngồi nhà apply mỏi tay không hết, và hi vọng nhà tuyển dụng sẽ gọi bạn PV. Đợt mình xin việc, sau 1 tuần ngồi bấm apply thì nhận được khoảng 4-5 cuộc điện thoại PV – các bạn nên tận dụng cơ hội đến nhiều buổi PV nhất có thể, vì bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ đây, bạn sẽ biết nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi gì, và cách mà họ PV, rất có lợi cho các bạn sau khi tốt nghiệp.
2. Gumtree.com.au : Trang này không chỉ tổng hợp về việc làm mà còn cả về nhà ở, rao vặt… vào trang này bạn bạn sẽ thấy cái thanh tìm kiếm ‘I’m looking for…’ type vào đây cái mà bạn tìm kiếm, ví dụ Waiter, Waitress … khi viết bài này mình thử tìm với từ khoá ‘Waiter’ thì cho ra 101 kết quả ở Sydney, trong đó có cái Job waiter start immediately trong các post sẽ có số điện thoại liên lạc, một lời khuyên là các bạn nên gọi trực tiếp để trao đổi và đừng ngại ngùng gì cả.
3. Airtasker.com & Freelancer.com: Đây là 2 trang web đăng các thể loại công việc tự do từ việc đi chợ dùm, đến thiết kế website, logo…bạn cần cạnh tranh với các người tìm việc khác bằng cách ‘bidding’ đấu giá.
4. Các diễn đàn hội sinh viên. Các công việc như nhà hàng Việt, Nails… thường được đăng rất nhiều trên các hội sinh viên.
Tiếp theo là đi làm thôi, nghe đơn giản nhưng cũng không hẳn.., chỉ cần cố gắng và kiên nhẫn một chút, điều tốt đẹp sẽ đến.
Trong quá trình làm việc, hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ các quyền lợi của mình và tổ chức nào sẽ bảo về bạn khi có vấn đề xảy ra. Chẳng bạn bạn bị bóc lột, quỵt lương (chuyện xảy ra như cơm bữa tại các nhà hàng Việt) đừng im lặng mà hãy lên tiếng cho chính quyền lợi của bạn. Gọi ngay cho Fair Work Ombudsman, liên hệ trực tiếp hoặc gửi yêu cầu điều tra ẩn danh qua website của họ. Đừng quá lo lắng khi làm việc với các cơ quan chính phủ tại Úc, khi bạn làm việc hợp pháp, quyền lợi chính đáng của bạn sẽ được bảo vệ.
Thái Hải (SSDH) – Theo Du học sinh
Share.

Leave A Reply