Có một sự xấu hổ mang tên “du học mà vẫn… thất nghiệp”

0

Sẵn sàng du học – Không được như mong muốn, nhiều du học sinh phải bàng hoàng khi về nước mà không tìm được công việc như ý, lương thấp hoặc thậm chí là thất nghiệp. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? 

Thực tế phũ phàng của du học sinh khi về nước

Một du học sinh sau 7 năm học tập tại châu Âu với chuyên ngành Marketing về nước làm việc với mức lương chỉ 3,5 triệu VNĐ/ tháng. Một du học sinh khác trở về vào tuổi 27, không một khoản tiết kiệm, không một chút kinh nghiệm và chỉ có thể nhận được việc với mức thu nhập chỉ đủ uống… nước chè.

du-hoc-sinh-that-nghiep

Một bộ phận du học sinh hiện cảm thấy lạc lõng, bất lực vì bị thất nghiệp khi quay về Việt Nam – Nguồn Internet

Những trường hợp kể trên hiện đã không còn là chuyện hiếm. Thậm chí, còn rất nhiều du học sinh khác đang phải chịu đựng nỗi xấu hổ mang tên “Thất nghiệp”. Du học mà vẫn thua bạn kém bè, lương thấp, bất mãn với thực tại, vô định về tương lai… là tình trạng đã trở nên quá quen thuộc đối với một bộ phận du học sinh Việt Nam khi trở về.

Áp lực kinh tế, thêm vào đó là những cái nhìn đầy soi mói, chê bai của người xung quanh đã khiến không ít du học sinh rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần. Với họ, cuộc sống hậu du học thay vì trở thành “màu hồng”, lại trở thành “màu xám”.

Đâu là nguyên nhân của thực trạng trên?

1. Kỳ vọng quá cao vào mức lương hàng tháng

Phần lớn du học sinh đều có suy nghĩ rằng vì mình đi du học nên sẽ phải có vị trí tốt và mức lương cao hơn so với các bạn học tại Việt Nam. Trên thực tế, các doanh nghiệp khi tuyển dụng không nhìn vào bằng cấp, trường học mà chủ yếu nhìn vào kinh nghiệm và khả năng của ứng viên. Mức lương của các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng không thể cao như ở nước ngoài. Vì vậy, đã không ít bạn trở nên chán nản, không nhận việc và lâm vào cảnh… thất nghiệp.

experience

Kinh nghiệm là cụm từ xa xỉ với nhiều bạn du học sinh chỉ thích ăn chơi, tận hưởng cuộc sống – Nguồn Internet

2. Thiếu kinh nghiệm, kiến thức

Nhiều học sinh với điều kiện gia đình có kinh tế tốt chọn du học nhưng không chịu học thật sự. Thay vì dành thời gian để rèn luyện bản thân, tích luỹ kinh nghiệm thì họ lại dành nhiều thời gian đi chơi, ăn uống, tận hưởng cuộc sống… Khi quay về Việt Nam với cái đầu rỗng và hai bàn tay trắng thì thật khó để có thể cạnh tranh với những sinh viên chăm chỉ ở Việt Nam trong thị trường lao động đầy khắc nghiệt này.

3. “Thiếu đất dụng võ”

Không ít bạn loay hoay mãi mà không tìm được một chỗ làm phù hợp vì những kiến thức tích lũy được ở trời Tây không áp dụng được đối với thị trường Việt Nam. Một phần là do ngành nghề họ học ở nước ngoài chưa phát triển ở trong nước. Một phần khác là do tâm lý tự kiêu, luôn coi mình giỏi, không tìm được nơi tương xứng với tài năng. Do đó, các bạn này buộc phải theo làm một nghề khác hoặc… ở nhà dài dài! Trên thực tế, không phải cứ đi du học là có thể thành công, rồi trở thành “ông nọ, bà kia”.

Cần làm gì để không “lạc trôi” khi trở về?

Ba lý do trên có thể gộp vào thành một lý do lớn đó là sự thiếu vắng của hướng nghiệp trước khi đi du học. Nếu bạn chọn được ngành học phù hợp với khả năng, đam mê và nhu cầu thị trường, khả năng bạn nhận được công việc như ý khi về nước là rất cao. Nếu bạn vạch ra được một lộ trình học tập phù hợp thì chắc chắc bạn bạn sẽ không phải rơi vào cảnh bị nhà tuyển dụng từ chối. Nếu bạn được định hướng rõ ràng trước khi lên đường, chắc chắn bạn sẽ không phải đối mặt với sự “lạc trôi” trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng của mình vào thị trường Việt Nam.

 Thái Hải (SSDH) – Theo TTVN
Share.

Leave A Reply