10 Ứng dụng – Trợ thủ đắc lực ở trường đại học cho du học sinh

0

Sẵn sàng du học – Với hàng ngàn ứng dụng được phát minh mỗi ngày, đâu là lựa chọn tốt nhất giúp bạn ghi chép, học tập và chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi sắp tới? Dưới đây là 10 gợi ý dành cho bạn.

10 Ứng dụng – Trợ thủ đắc lực ở trường đại học cho du học sinh – Nguồn Internet

1. Ứng dụng của trường đại học

Những đại học lớn thường có ứng dụng của riêng mình, cho phép bạn kiểm tra điểm số, quản lý tài khoản, và thậm chí tìm tuyến xe buýt trong khuôn viên trường. Bên cạnh lên lịch học và xem điểm, những ứng dụng như vậy còn cung cấp mẹo vặt trong khu học xá, gợi ý quán ăn ngon, phổ biến về truyền thống của trường cho tân sinh viên…

2. Evernote

Dù có vô vàn ứng dụng ghi chú, Evernote vẫn được sử dụng rộng rãi nhất. Evernote có cách dùng đơn giản, dễ lưu trữ, phân loại, chưa kể những chức năng khác vượt xa cách ghi chép thông thường. Bạn có thể ghi âm, tạo danh sách việc làm, hay đơn giản chụp lại bài giảng của thầy giáo. Sử dụng Evernote cùng Evernote Peak giúp bạn chuẩn bị bài kiểm tra trắc nghiệm tốt hơn.

3. Inclass

InClass như một thời khóa biểu điện tử giúp bạn quản lý lịch học, đồng thời tạo ghi chú bằng hình ảnh, ghi âm, đính kèm tập tin và tạo danh sách việc cần làm cho từng môn học ngay trên thời khóa biểu đó. Toàn bộ đều được sắp xếp theo mức độ ưu tiên. Ngoài ra, InClass còn giúp bạn ghi lại thông tin liên lạc của thầy cô để tiện hỏi han bài vở.

4.Studyblue Flashcards

StudyBlue Flashcards là ứng dụng với hàng ngàn thẻ từ điện tử đã được tạo sẵn bởi các người dùng trước, cho phép bạn tập trung vào học những gì chưa nắm rõ mà không mất nhiều thời gian lập thẻ từ mới. Ứng dụng này cũng có chức năng nhắc nhở giúp bạn duy trì một lịch trình đều đặn trước kỳ thi.

5. RefMe

Viết luận đôi khi khá nhàm chán, đặc biệt là khoản trích dẫn nguồn khi mà hạn nộp bài của bạn chỉ chưa đầy 10 phút nữa. RefMe là một ứng dụng cho phép bạn scan mã code sau sách báo, sau đó trình bày lại trên bài luận. Bạn có thể truy cập để lấy nguồn bất cứ lúc nào trên thiết bị điện tử của mình.

6. School Helper

Quản lý lịch ở trường có thể khó khăn, khi bạn không chỉ học mà còn tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa. School Helper sẽ giúp bạn kiểm soát thời gian biểu của mình bằng cách theo dõi các hoạt động trên lớp, bài tập về nhà, ghi chú, và các bài kiểm tra qua lời nhắc trên màn hình điện thoại.

7. Trello

Làm việc theo nhóm là một hoạt động gần như bắt buộc khi lên đại học.Và Trello là ứng dụng giúp bạn quản lý nhiều dự án, bài tập nhóm cùng lúc bằng cách bẻ nhỏ công việc thành nhiều nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Bạn có thể phân công nhiệm vụ, gia hạn nộp bài, đính kèm tập tin… và nhận thông báo từ mọi người nhanh chóng.

8.MEMRISE

Memrise là chương trình học rất đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể học từ mới để chuẩn bị thi TOELF, IELTS, SAT… học một ngoại ngữ mới, hay bất kỳ chủ đề ngẫu nhiên nào, chả hạn như…tên gọi của các thủ đô trên thế giới. Memrises cho phép bạn học mọi lúc mọi nơi ngay cả khi không có internet. Một đặc điểm không thể bỏ qua là bạn có thể học theo giáo trình sẵn có hoặc tự tạo bài giảng cho riêng mình..

9. RescueTime

Bạn dành quá nhiều thời gian lên mạng? Mải mê đọc báo, nói chuyện trên facebook và đọc email? Không còn là vấn đề với Rescue Time. Ứng dụng này cho phép bạn đặt ra mục tiêu sử dụng thời gian hợp lý, ghi lại số thời gian bạn dành cho các hoạt động như vậy, và cảnh báo mỗi khi bạn dành quá nhiều thời gian chơi game trên facebook.

10. DuoLingo

Duolingo là ứng dụng học ngoại ngữ hoàn toàn miễn phí được thiết kế như một trò chơi với nhiều level khác nhau. Khi mới bắt đầu bạn được cấp một số mạng chơi, và với mỗi lần trả lời sai bạn sẽ phải học lại. Bạn cũng có thể thách đố bạn bè học cùng, đặt mục tiêu học mỗi ngày cho mình để việc học trở nên thú vị hơn.

Thái Hải (SSDH) – Theo Hotcourses

Share.

Leave A Reply