Sẵn sàng du học – Mặc dù tại một số quốc gia, nghề giáo viên vẫn chưa nhận được sự tôn trọng cũng như tiền lương xứng đáng nhưng nhiều thầy cô vẫn âm thầm cống hiến hết mình cho sự nghiệp ‘trồng người’, vun xới tài năng cho những ‘chồi non, tương lai của thế giới’. Và dưới đây là 10 giáo viên đáng kính đến từ khắp các châu lục.
Họ là những người tìm thấy niềm vui khi chia sẻ những hiểu biết và trải nghiệm của mình với các thế học trò. Những thầy cô giáo đó luôn không ngừng nghiên cứu và tìm ra những phương pháp giảng dạy sao cho học sinh của mình có thể tiếp thu bài học dễ dàng và nhanh nhất.
Các thầy cô giáo ấy còn đặc biệt ở chỗ, họ không chỉ truyền thụ kiến thức cho người học mà còn dẫn dắt các học sinh thân yêu vững bước trên con đường trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội, những nhà lãnh đạo của tương lai. Đó chắc hẳn cũng là đích đến cuối cùng của một nền giáo dục tiên tiến, lấy học sinh làm trung tâm.
Và dưới đây là 10 giáo viên có nhiều cống hiến lớn lao cho nền giáo dục ở khắp các châu lục:
Cô Nancie Atwell (Mỹ)
Cô Nancie là một nhà giáo danh tiếng. Với việc tổ chức lớp học thành hội thảo đọc sách – viết văn, cô đã trở thành người đi tiên phong khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới mẻ này. Cô cũng là người thành lập Trung tâm Giảng dạy và Học tập, một trường học phi lợi nhuận ở Maine vào năm 1990. Hàng năm, mỗi em học sinh lớp 8 của cô thường đọc hết 40 quyển sách. Chồng sách này còn cao hơn chiều cao trung bình của người dân Mỹ.
Cô Kiran Bir Sethi (Ấn Độ)
Nói về phương pháp giảng dạy về tư duy thiết kế, cô Kiran cho hay, “Cô muốn giúp học sinh cảm nhận nghệ thuật bằng trái tim chứ không phải chỉ bằng khối óc”.
Cô tâm niệm rằng, cô muốn giúp các học sinh của mình không chỉ là những cá nhân thông minh mà còn là các công dân chu đáo.
Năm 2001, cô đã mở trường Riverside ở Ấn Độ và cam kết sẽ đặt “chương trình học hàn lâm vào bối cảnh thế giới thực”. Cô tâm niệm rằng, cô muốn giúp các học sinh của mình không chỉ là những cá nhân thông minh mà còn là các công dân chu đáo.
Thầy Guy Etienne (Haiti)
Phương pháp giải dạy của thầy Guy, Hiệu trưởng trường Đại học Catts Pressior ở Port-au-Prince lại nhấn mạnh đến nền tảng giáo dục khoa học nghiêm túc và ưu tiên phát triển một bộ kỹ năng cốt lõi gồm: “sự tự tin, lòng ham hiểu biết, tinh thần làm việc nhóm và cam kết hoàn thành công việc một cách xuất sắc”.
Phương pháp giải dạy của thầy Guy nhấn mạnh đến nền tảng giáo dục khoa học nghiêm túc và ưu tiên phát triển một bộ kỹ năng cốt lõi
Thầy cũng là nghiên cứu viên cấp cao của tổ chức Ashoka, người đã chỉnh sửa cuốn sách Street Law’s book ‘Democracy for All’ (tạm dịch là Sách Luật Đường phố: Nền dân chủ cho mọi người) và phân phát 40.000 ấn bản trên khắp nước Haiti.
Cô Jacque Kahura (Kenya)
Cô Jacque, một giáo viên trường tiểu học đến từ vùng nông thôn Kenya, “đang nhắm đến mục tiêu tạo ra môi trường học tập tốt hơn cho trẻ em”, đặc biệt là đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.
Cô Jacque lại tạo ra một không khí học tập có tính tương tác cao, ưu tiên việc học theo nhóm nhỏ và tổ chức các chuyến đi thực tế “để nâng cao hiểu biết về môi trường cho học sinh”.
Cô là một giáo viên nổi bật trong hệ thống trường học ở Kenya, nơi đang thiếu rất nhiều ngân sách và đặt nặng chuyện thi cử. Tuy vậy, cô Jacque lại tạo ra một không khí học tập có tính tương tác cao, ưu tiên việc học theo nhóm nhỏ và tổ chức các chuyến đi thực tế “để nâng cao hiểu biết về môi trường cho học sinh”.
Cô Phalla Neang (Campuchia)
Phalla là một nhà giáo, đồng thời cũng đảm nhiệm vai trò người điều phối Chương trình Giáo dục cho người khiếm thị ở Campuchia từ năm 1986. Cô từng giữ chức Giáo đốc trường học của Liên Hợp Quốc ở một trại tị nạn dành cho người Thái. “Vào thời điểm đó, hầu hết người dân Campuchia đều tin rằng, người khiếm thị không thể học tập vì họ từng phạm phải tội lỗi trong kiếp trước. Do đó, họ đáng bị cô lập”. Phalla hiểu rằng, người dân cần phải thay đổi suy nghĩ này.
Âm nhạc và các chuyển động linh hoạt của cơ thể là trọng tâm trong chương trình giảng dạy của cô.
Vì vậy, phương pháp giảng dạy của cô thường nhấn mạnh đến cảm giác và âm thanh chứ không phải việc họ nhìn thấy gì hay không. Âm nhạc và các chuyển động linh hoạt của cơ thể là trọng tâm trong chương trình giảng dạy của cô. Cô muốn các học sinh của mình có thể hiểu, ghi nhớ bài học và tự tin với những kiến thức mà họ thu nhận được.
Thầy Stephen Ritz (Mỹ)
Nổi tiếng ở Mỹ với bài phát biểu “Mở ra lối đi cho một nền kinh tế mới” trong chương trình TED, Stephen đã phát triển một dự án nông sản tại Trường Công New York City. Theo đó, các học sinh của thầy đã lắp đặt hơn 100 khu vườn nhằm cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho người dân và mô hình này có thể được nhân rộng ra ở bất cứ đâu trên thế giới.
Thầy Stephen không chỉ “nuôi dưỡng” những học sinh thông minh mà còn tạo ra những công dân có tinh thần cống hiến cho xã hội.
Với sáng kiến trên, việc học tập của các em học sinh đã mang đến những lợi ích ấn tượng. Đó là nâng cao sức khoẻ cho người dân địa phương. Thầy Stephen không chỉ “nuôi dưỡng” những học sinh thông minh mà còn tạo ra những công dân có tinh thần cống hiến cho xã hội.
Thầy Azizullah Royesh (Afghanistan)
Vào năm 10 tuổi, do chiến tranh ở quê nhà Afghanistan, Azizullah buộc phải thôi học và sang lánh nạn ở Pakistan. Ban đầu, ông cố gắng tự học và sau đó, ông đã dạy chữ cho những người tị nạn Afghanistan đi cùng mình.
Hiện tại, cuộc đời ông gắn liền với trường học. Vào năm 2014, trường trung học Marefat của ông đã có tới 4.000 học sinh, 44% trong số đó là nữ giới. Ông cũng thành lập một ngôi trường khác ở Pakistan sau khi chạy thoát khỏi lực lượng Taliban vào năm 1994.
Azizullah nói, ông đã trở thành một nhà giáo bởi vì ông muốn truyền “hy vọng và cảm hứng cho thanh niên Afghanistan, những người đang vật lộn trong cảnh nghèo khó, giành giật sự sống tại các trại tị nạn”.
Thầy Madenjit Singh (Indonesia)
Một thầy giáo, đồng thời cũng là một doanh nhân xã hội, các dự án của Madenjit rất phong phú. Thầy giáo này đã khởi xướng một trường học miễn phí tại quê nhà và cho ra đời một tạp chí hàng tháng hướng dẫn các kỹ năng sống với giá rẻ. Tạp chí này cũng là kết quả của một lớp học viết báo dành cho cộng đồng người dân nghèo ở vùng nông thôn Malaysia.
Vào năm 2000, Madenjit và hai người con trai đã thành lập một tổ chức phi chính phủ chuyên mở lớp học miễn phí, đào tạo các kỹ năng sống cho đối tượng thanh niên thiệt thòi.
Nhằm đơn giản hoá các môn học, thầy Madenjit cũng thiết kế một chương trình nghe, nói, đọc, viết tiếng anh cơ bản kéo dài từ 3 đến 6 tháng, phù hợp với tất cả các học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vào năm 2000, thầy cùng hai người con trai đã thành lập một tổ chức phi chính phủ chuyên mở lớp học miễn phí, đào tạo các kỹ năng sống cho đối tượng thanh niên thiệt thòi. Mỗi học viên đều tham gia các hoạt động như nấu ăn, thực hiện các nhiệm vụ cộng đồng… Nhằm mục đích thúc đẩy bình đẳng giới, mỗi nam sinh muốn tham dự lớp học đều phải mang theo chị gái, em gái hoặc một bạn nữ sinh khác.
Thầy Richard Spencer (Vương quốc Anh)
Thầy Richard dạy sinh vật học cho học sinh từ 16 đến 18 tuổi ở trường Middlesbrough tại Billingham, Vương quốc Anh. Tại đó, nhằm giúp học sinh yêu thích môn học này, thầy Richard đã kết hợp việc dạy với nghệ thuật biểu diễn các bài hát và điệu nhảy như một phần của bài giảng.
Không chỉ sáng tạo trong cách thức truyền thụ kiến thức ở các môn khoa học, thầy cũng phát động một chương trình với tên gọi là “Thưởng thức bữa sáng cùng các quyển sách”.
Thầy giáo này đã đoạt giải thưởng Salter dành cho giáo viên dạy môn Hoá học và hai giảng thưởng STAR cấp quốc gia. Không chỉ sáng tạo trong cách thức truyền thụ kiến thức ở các môn khoa học, thầy cũng phát động một chương trình với tên gọi là “Thưởng thức bữa sáng cùng các quyển sách”. Chương trình này đã giúp rất nhiều học sinh dân tộc thiểu số được đến trường và có điều kiện học tập tốt hơn.
Cô Naomi Volain, (Mỹ)
Cô Naomi Volain dạy môn khoa học tại trường trung học Springfield Central tại bang Massachusetts (Mỹ). Cô thường dạy học sinh của mình các kiến thức về môi trường và tổ chức các chuyến đi dã ngoại.
Cô thường dạy học sinh của mình các kiến thức về môi trường và tổ chức các chuyến đi dã ngoại.
Cách giảng dạy của cô có sự kết hợp giữa kỹ năng định tính và định lượng trong phòng thí nghiệm với việc thu nhận các kiến thức từ các trải nghiệm thực tế. Hiệu quả các hoạt động ngoại khoá do cô tổ chức đã vượt ra ngoài những mong đợi thông thường. Cô thường đi cùng học sinh để tạo ra các gian hàng, trang trại nông nghiệp, vườn thực vật, hang động, vườn thú, một cơ sở xử lý nước, một địa bàn biến rác thải thành năng lượng, một nghĩa trang nghiên cứu dân số, một thành phố bị bỏ quên với rừng cây, dòng suối và các bảo tàng lịch sử và hồ nước.
Cô Naomi đã nhận được giải thưởng của Tổng thống Mỹ dành cho các giáo viên dạy toán và các môn khoa học xuất sắc cùng Giải thưởng Sáng tạo của Tổng thống Mỹ dành cho các nhà giáo dục môi trường.
Thái Hải (SSDH) – Theo Thời Đại