Điều gì giúp các ứng dụng học tập dành cho du học sinh cạnh tranh được với Spotify, YouTube?

0

Sẵn sàng du học – Hiện nay trên thế giới có tới 10 triệu người dùng tìm kiếm các ứng dụng để hỗ trợ cho việc học ngôn ngữ của mình. Những người đứng đầu các ứng dụng hỗ trợ mong muốn họ có thể phát triển một mạng lưới rộng khắp để giúp mọi người có phương pháp học tốt hơn. Gino Micacchi, giám đốc sản phẩm của ABA English, có trụ sở tại Tây Ban Nha, cho biết: "Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi không phải là ứng dụng Duolingo hay Babbel. Đối thủ thực sự của chúng tôi là Netflix, Spotify và tất cả các ứng dụng với mục tiêu gây được sự chú ý của người dùng. "

Babbel_2-860x375

  1. Các ứng dụng học tập hoạt động như thế nào?

Ngôn ngữ không phải là toán học nhưng với công nghệ số đang từng ngày thay đổi cuộc sống của chúng ta, những ứng dụng được lập trình dựa trên thuật toán giúp ta học ngôn ngữ một cách hiệu quả hơn bao giờ hết. Dalsimer đại diện cho Duolingo thấy rằng hầu hết mọi người đều cố gắng và bắt đầu học tập, nhưng khi gặp khó khăn họ lại trở nên nản chí và không tiếp tục nữa. Động lực đóng một vai trò quan trọng trong việc liệu người học trên ứng dụng có tiếp tục học hay không và rất hiếm khi họ có đủ đọng lực để thành công

  1. Tìm kiếm động lực

Trong một lớp học, yếu tố con người mang lại những sự thúc đẩy tự nhiên, nhưng nó không dễ dàng khi sử dụng một ứng dụng. Duolingo ở Mỹ đã bắt nguồn từ môi trường công nghệ, giúp người học đạt được mục đích của họ. Ông Dalsimer cho rằng xây dựng Duolingo với các cơ chế trò chơi, đưa ra những nhận xét cho người học, đồng thời chỉ ra sự tiến bộ, thúc đẩy người học, phân tích số liệu về số ngày liên tiếp người dùng đã tham gia ứng dụng – cũng là cách khuyến khích người học tiếp tục. Những người phát triển phần mềm cho rằng ứng dụng được tạo ra nhằm tạo điều kiện cho sự sẻ chia những kiến thức của mọi người.

  1. Người trung gian:

Ứng dụng Tandem có trụ sở tại Đức là một ứng dụng trao đổi ngôn ngữ, kết nối các đối tác trên khắp thế giới để giảng dạy lẫn nhau thông qua trò chuyện video. Arnd Aschentrup, giám đốc điều hành của Tandem cho biết bằng cách sử dụng ứng dụng này, kết hợp với các ứng dụng học từ vựng khác giúp người học những động lực hơn nhiều khi học với giáo viên theo cách truyền thống. Ông nói: “Tôi nghĩ phần lớn người học cảm thấy có động lực khi họ có cơ hội tìm hiểu về trải nghiệm văn hoá thú vị khi dùng ứng dụng".

Lấy ý tưởng về trao đổi văn hoá, WeSpeke ở Mỹ được coi như một sự kết hợp của mạng xã hội, là nơi để kết nối những cặp đôi. Elchik của WeSpeke cho biết "Nếu chúng ta có chung sở thích thì sẽ có rất nhiều điều để nói với nhau”. Ý tưởng ghép nối mọi người dựa trên sở thích chung đến từ những chuyến đi của riêng ông, ông rất ngạc nhiên khi tìm thấy những người có cùng niềm đam mê trên khắp thế giới.

  1. Khía cạnh khác của giáo dục:

Duolingo, ứng dụng có những bài kiểm tra đầu vào chất lượng được dử dụng trong hơn 90 tổ chức giáo dục của Hoa Kỳ, bao gồm cả Đại học Yale, coi các trường trung học với cách học truyền thống như một nền tảng của giáo dục ngôn ngữ. Nhưng đối với những người không có điều kiện tiếp cận với giáo viên chất lượng cao thì học qua ứng dụng là cách để phát triển hơn. Cambridge English đã nhận ra vai trò công nghệ và ứng dụng có thể chơi trong và ngoài lớp học, và phát triển nên The Digital Teacher, một nền tảng giúp các giáo viên ngôn ngữ tiếp cận với giá trị dạy học và tăng sự tự tin của họ.

  1. Tiếp tục phát triển:

Một số ứng dụng đang phát triển chatbot để người học có thể luyện tập mà không ngại ngùng. Tương tự, Tandem và WeSpeke kết nối người dùng để chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Đối với Kristina Narusk, người đứng đầu sản phẩm tại Memrise ở Anh, ưu tiên các trải nghiệm học tập thú vị, khi một ứng dụng tìm ra cách tiếp cận người dùng thì đó chính là sự phát triển thực sự. Cô nói "Tôi luôn tin rằng sản phẩm tốt nhất sẽ giành chiến thắng, nhưng sản phẩm tốt nhất cho một đến hai tỷ người sử dụng trong 5-7 năm tới là gì thì vẫn chưa có câu trả lời.”

Người dịch: Trung Hiếu (SSDH)

Share.

Leave A Reply