Sẵn sàng du học – Báo chí không hề nói quá khi viết về việc “kinh nghiệm thực tiễn” có tầm ảnh hưởng lớn to lớn đối với những cử nhân đang chật vật trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Một cuộc khảo sát được thực hiện hồi năm ngoái của tổ chức UCAS (Universities & Colleges Admissions Service) đã chỉ ra rằng có tới 2/3 nhà tuyển dụng coi kinh nghiệm làm việc cũng như trình độ hiểu biết cơ bản về hoạt động kinh doanh là một trong những yếu tố tiên quyết khi tìm kiếm những ứng viên thích hợp.
Làm thế nào để sở hữu những kinh nghiệm “sống sót” trong môi trường làm việc chuyên nghiệp ngay sau khi vừa tốt nghiệp?
Đương nhiên, một cách phổ biến mà mọi người thường hay lựa chọn chính là cố gắng “nhồi nhét” những khóa thực tập ngắn hạn vào giữa các khóa học hay kì nghỉ ở trường. Nhưng có một cách thông minh và tiết kiệm thời gian hơn đó chính là những khóa học với tính ứng dụng cao, có khả năng tối đa hóa trải nghiệm thực tiễn cũng như kiến thức chuyên ngành của bạn.
Vậy đâu mới là khóa học đáp ứng được yêu cầu trên?
Khi tìm kiếm chương trình phù hợp cho bản thân giữa vô vàn những lựa chọn khác nhau, hãy chắn chắn là bạn đã đặt ra những “yếu tố tiên quyết” hay “điểm mấu chốt” để đánh giá chúng. Khi xem qua các module (lộ trình khóa học) trên web trường, bạn nên kiểm tra xem chúng có bao gồm các hoạt động như “live exercises” hay “applied internship” hay không.
Ngoài ra, những chương trình được xây dựng bởi sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp bên ngoài cũng là những lựa chọn hoàn hảo. Điều này, sẽ cho phép bạn không chỉ học hỏi những kiến thức mang tính nền tảng, mà cả những cách tư duy thực tế, mang tính ứng dụng cao.
Sau khi đã có thông tin chung nhất về các vị trí làm việc hoặc khóa thực tập mà trường có thể offer, hãy tìm hiểu cụ thể hơn về chúng. Trong trường hợp này, để có thể khai thác tối đa cơ hội, bạn nên tìm kiếm và tiếp nhận sự giúp đỡ từ phía chính trường đại học của mình.
Vậy làm thế nào để “khoe khéo” những kinh nghiệp đã tích lũy được?
Thứ nhất, hãy chắc rằng bạn đã ghi lại những kinh nghiệm làm việc thực tế bên ngoài trường đại học cũng như kinh nghiệm đạt được thông qua khóa học của bạn.
Điều này có nghĩa là bạn không chỉ đề cập đến chúng trong CV mà ngay trong cuộc phỏng vấn của mình, bạn cũng nên “lồng ghép” những kinh nghiệp vào trong quá trình trả lời những câu liên quan.
Thứ hai, cố gắng tạo ra càng nhiều kết nối càng tốt với những cá nhân, tổ chức trong ngành: các tài nguyên trực tuyến như LinkedIn thực sự hữu ích khi xây dựng mạng lưới quan hệ và cũng đừng quên thường xuyên tìm đến những người có thể đưa ra lời khuyên cho bạn từ quan điểm của một người đang “dấn thân” trong lĩnh vực này.
Người dịch: Ánh Dương (SSDH)