Việt Nam và lý do cho sự vắng bóng trên top trường đại học tốt nhất châu Á: câu trả lời nằm ở thực tiễn

0

Sẵn sàng du học – “Tại sao Việt Nam không có trường đại học nằm trong top 350 châu Á?” là tiêu đề của một bài báo được đăng gần đây trên news.zing.net, sau khi Times Higher Education đã công bố Bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2018. Rõ ràng, ý nghĩa ẩn sau câu hỏi tu từ trên chính là các trường đại học Việt Nam nên lọt vào top 350 bảng xếp hạng Times Higher Education (THE), trong khi các quốc gia khác cùng khu vực như Indonesia, Thái Lan lại làm được điều đó.

hang-nghin-sinh-vien-xep-chu-chao-mung-ngay-quoc-khanh

Song phải chăng cách đặt vấn đề của chúng ta về về câu hỏi về thứ hạng của nền giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế là chưa chính xác.

Mặt hạn chế của các bảng xếp hạng

Thay vì vội vã tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, hãy thử đặt câu hỏi ngược lại rằng: Tại sao Việt Nam lại phải có trường đại học nằm trong top 350 châu Á… trong khi thực tế của nền giáo dục Việt Nam là khác xa so với tiêu chuẩn của bảng xếp hạng THE?

Hầu hết mọi người đều ưa thích các bảng xếp hạng bởi chúng là cách nhanh nhất để đánh giá một cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, cũng giống như bất kì hệ thống đánh giá nào THE World University Ranking tồn tại những mặt hạn chế của riêng nó. Điều này xuất phát từ phương pháp đánh giá, tính điểm mà hội đồng sử dụng.

Cụ thể, phương pháp của THE tập trung vào các khía cạnh bao gồm: giảng dạy (30%), nghiên cứu (30%), xuất bản công trình nghiên cứu (30%), đầu ra quốc tế (7.5%) và thu nhập của sinh viên sau tốt nghiệp (2.5%).

Từ những tiêu chí cơ bản kể trên, có thể thấy rõ nền giáo dục Việt Nam khó mà đáp ứng được yếu tố về các công trình nghiên cứu cũng như “tầm ảnh hưởng” trong các lĩnh vực khoa học. Bên cạnh đó, dù việc thu hút thêm nhiều sinh viên quốc tế là một trong những mục tiêu lâu dài của nền giáo dục Việt Nam song ở thời điểm hiện tại hay chí ít là trong tương lai gần Việt Nam vẫn chưa thể sở hữu một số lượng sinh viên quốc tế hùng hậu, đa sắc tộc.

Cuối cùng, mối quan hệ giữa các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp vẫn còn là một “câu chuyện” xa lạ. Sinh viên chưa được trao nhiều cơ hội học tập, làm việc từ những công ty, tập đoàn trong nước.

Tác động của truyền thông

Một trong những xu hướng của truyền thông Việt Nam chính là tham gia vào “trò chơi đổ lỗi”, thay vì cũng nhau ngồi lại bàn bạc và tìm ra những cách thức giải quyết vấn đề, các trang báo mạng, cũng như các kí giả gần như chỉ tập trung vào việc chỉ trích, chê bai nền giáo dục hiện tại. Và “mũi dùi” chĩa về phía ai thì đã quá rõ ràng. Đó là Bộ giáo dục, Chính phủ và hệ thống trường đại học cao đẳng công nói chung.

Hướng đến mục tiêu cuối cùng

Để cải thiện chất lượng của nền giáo dục bậc cao, Việt Nam sẽ cần trải qua một quá trình dài lâu và đòi hỏi không ít nỗ lực. Ví dụ, để thỏa mãn được yếu tố về trình độ giảng dạy, nghiên cứu và dịch vụ thì các trường đại học cao đẳng cần có nhiều chính sách bao gồm giảm tải chương trình, triển khai các công trình nghiên cứu, xuất bản các kết quả nghiên cứu…

Bên cạnh đó, một vấn đề vốn đã tốn không ít giấy mực của giới báo chí Việt Nam đó chính là sự cần thiết của việc tâng lương cho giảng viên.

Mặc dù các bảng xếp hạng cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người học song các bậc cha mẹ cũng như học sinh sinh viên với tư cách như những “khách hàng” của nền công nghiệp giáo dục phải hiểu rằng ngoài mục đích phản ánh thực tiễn, các bảng xếp hạng còn được sử dụng như một công cụ của truyền thông, một hình thức quảng cáo thương mại.

Thay vì tồn nhiều tiền của, công sức để chạy theo danh tiếng hay một vị trí trên bảng xếp hạng, các trường đại học cao đẳng nên tập trung vào việc cải thiện trình độ của người học, trang bị cho họ những kiến thức, kĩ năng cần thiết để trở thành công dân toàn cầu, tiếp cận với thị trường việc làm quốc tế trong dòng chảy “toàn cầu hóa” hiện nay. Vì đôi khi những con số trên bảng xếp hạng chưa chắc đã mang lại lợi ích thiết thực cho người học.

Người dịch: Ánh Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply