Cẩm nang ngắn dành cho tân sinh viên: Các hình thức tổ chức học ở trường đại học

0

Sẵn sàng du học – Khác với môi trường phổ thông, Đại học đem đến cho bạn nhiều phương thức học tập khác nhau.

ssdh-sinh-vien

Tốt nghiệp cấp ba, chính thức trở thành một sinh viên đại học sẽ là một trải nghiệm đầy lý thú, hồi hộp và đáng nhớ của mỗi người. Khác với môi trường phổ thông, Đại học đem đến cho bạn nhiều phương thức học tập khác nhau. Để không bị “khớp” trước sự thay đổi này, hãy cùng Sẵn Sàng Du Học tìm hiểu về những hoạt động này nhé:

1. Giờ lý thuyết

Giống với hầu hết các lớp học ở trung học, bạn sẽ được trải qua những giờ lên lớp cùng với giảng viên. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất chính là quy mô lớp học lớn hơn nhiều. Đặc biệt là ở các trường đại học quốc tế, bạn sẽ ngồi trong một giảng đường lớn, có cấu trúc tương tự như một rạp chiếu phim để theo dõi bài giảng. Trong các buổi học này, bạn chủ yếu ghi chép kiến thức và thường thì hình thức nãy sẽ chiếm hầu hết thời gian năm nhất của bạn.

2. Thảo luận

Bạn được yêu cầu tham gia các lớp thảo luận song song với giờ lý thuyết. Cả lớp sẽ được chia thành nhóm nhỏ và sinh viên chủ yếu sẽ bàn luận với nhau về vấn đề mà họ đã được trang bị kiến thức nền tảng ở giờ lý thuyết. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt ra những câu hỏi về buổi giảng trước nếu như có bất kì thắc mắc nào.

3. Seminar

Các giờ seminar giống với tên gọi của nó, hoạt động theo hình thức như một hội thảo. Nó có sự tương đồng nhất định với giờ thảo luận ở chỗ sinh viên sẽ tập trung đưa ra ý kiến của mình về một hay nhiều nội dung đã học, trong sự theo dõi của giảng viên. Tuy nhiên, hình thức học này mang tính chuyên sâu và nâng cao hơn, thường dành cho những bộ môn chuyên ngành, đòi hỏi nhiều sự nghiên cứu của sinh viên hơn. Bên cạnh đó, chủ đề đối với các buổi seminar cũng không giới hạn, có thể bao gồm việc bàn luận về định hướng nghề nghiệp hay các kĩ năng liên quan.

ssdh-sinh-vien

4. Thí nghiệm

Thường thì các hoạt động thực hành trong phòng thính nghiệm chủ yếu xuất hiện trong các chuyên ngành khoa học. Sinh viên sẽ được ứng dụng những kiến thức đã học để bắt tay thực nghiệm, trực tiếp tạo ra một chương trình máy tính hay thử phản ứng hóa học.

5. Studio

Nghe đến studio chắc các bạn sẽ đoán ngay học phần này liên quan đến các ngành nghê thuật, truyền thông. Sinh viên theo học các môn như âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh.. sẽ tận dụng những cơ sở vật chất hiện đại ở trường để cho ra các sản phẩm nghệ thuật của riêng mình như thu âm, dựng phim…

6. Tự học

Đương nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc học dù bạn học ở cấp nào, học gì đi chăng nữa chính là tự học. Việc dành thời gian tự nghiên cứu giáo trình trước giờ lên lớp, xem lại vở ghi, tự hoàn thành các bài luận cá nhân… sẽ giúp bạn thực sự trở thành một người học chủ động. Kiến thức chỉ có thể thực sự trở thành của bạn khi bạn dành thời gian hiểu chúng bằng tư duy mình và ghi nhớ chúng theo ý hiểu đó.

Người dịch: Ánh Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply