Canada thay đổi độ tuổi xin thị thực cho thanh thiếu niên

0

SSDH – Cơ quan nhập cư Canada bất ngờ thay đổi quy định độ tuổi xin thị thực đối với thanh thiếu niên khiến hàng ngàn gia đình đang nộp đơn xin thị thực cho con cái ở độ tuổi phụ thuộc gặp rắc rối.

 

Canada thay đổi độ tuổi xin thị thực cho thanh thiếu niên

 

Theo đó, từ ngày 1/8/2014, Cơ quan nhập cư quy định độ tuổi cấp thị thực độc lập cho giới trẻ là 18 tuổi khiến hàng ngàn gia đình thuộc diện chờ xét duyệt thị thực di dân cho con cái không biết được hồ sơ của con em họ được xử lí thế nào. Theo luật quy định trước đây, người trẻ ở độ tuổi trưởng thành là 21 tuổi (giống như quy định ở nhiều nước phương Tây) mới phải xin thị thực độc lập còn độ tuổi dưới 21 được nộp theo cha mẹ.

 

Nhưng theo quy định mới, 18 tuổi các em đã phải xin thị thực độc lập và quy định mới cũng áp dụng cả cho những thanh thiếu niên sống ở nước ngoài đang có mong muốn đoàn tụ với cha mẹ hiện đã định cư tại Canada. Trong trường hợp này, việc xét duyệt buộc phải nhập cảnh vào Canada dựa trên tình trạng cá nhân riêng của thanh niên đó chứ không phải căn cứ theo sự bảo lãnh của gia đình.

 

Cơ quan di trú cho rằng luật sửa đổi là để bảo vệ lực lượng lao động trẻ của đất nước và đảm bảo yếu tố hài hòa giữa các quy định mới về độ tuổi trưởng thành 16-19 của người trẻ tuổi Canada. Các chuyên gia tin rằng, Canada hiện giờ có đến 7.000 thanh niên  sẽ mất cơ hội của di cư cùng cha mẹ và bị buộc phải ở lại quê hương vì không thể đáp ứng đủ điều kiện được cấp thị thực theo gia đình nếu chiểu theo quy định của chương trình thị thực mang tính kinh tế hiện hành.

 

Tuy nhiên, điều quan trọng là định nghĩa mới quy định độ tuổi trưởng thành phải xin thị thực độc lập không áp dụng đối với những thanh niên đang được gia đình bảo trợ theo học toàn thời gian tại trường đại học. Trường hợp ngoại lệ duy nhất cho phép thanh niên di cư theo gia đình là người tàn tật hoặc có vấn đề về tâm thần vì Cơ quan di trú muốn ngăn chặn trường hợp thanh thiếu niên không bình thường về thể chất và tinh thần nhưng lại trở thành một đương đơn xin thị thực độc lập.

 

Việt Phương (SSDH) – Theo Emigrate

 

Share.

Leave A Reply