Sinh viên Hà Lan thiếu chỗ ở bởi giá thuê nhà tăng cao

0

Sẵn sàng du học – Sinh viên quốc tế ở Groningen đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà ở, với thực trạng rằng các nhân viên phòng đào tạo của trường đang phải tạm thời cung cấp phòng trọ trong nhà riêng của họ. Tại thời điểm thiếu nhà cho thuê, sinh viên sẽ phải chi ra trên 400 € mỗi tháng, sinh viên ở thành phố có thể mất thêm ít nhất 150 €.

du-hoc-sinh-thue-nha-ssdh-2

Theo trang tin RTV NOORD, Đại học Groningen gần đây đã liên lạc với phòng đào tạo và hỏi liệu họ có sẵn sàng để cho sinh viên thuê nhà của họ trong thời gian tạm thời hay không. Trong một email đã được gửi đi bởi một trường, viết: “Mặc dù đã nỗ lực hoàn toàn, chúng tôi nghĩ rằng sẽ vẫn có một số sinh viên không thể tìm chỗ ở trong những tuần tới. Là một thành viên của hội đồng trường RUG, bạn có thể cùng giúp đỡ. Nếu bạn có sẵn phòng trống, giường trống hay một chỗ ở tạm thời cho sinh viên, hãy đăng ký tự nguyện tại đây”. Email nói thêm rằng "có thể yêu cầu một khoản trợ cấp chi phí, nhưng không phải là tiền thuê nhà".

Các tổ chức Hà Lan đang tiếp tục thu hút sinh viên nước ngoài nhờ vào thứ hạng cao trên thị trường giáo dục, cùng với sự thật rằng ngày càng có nhiều chương trình tiếng Anh và cơ hội thị trường việc làm. Tuy nhiên, việc thiếu chỗ ở cho sinh viên vẫn là một trở ngại, với một báo cáo được công bố trước đó vào năm 2018 cho thấy cần 124.087 phòng mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Ana Schröder, quản lý truyền thông tại Mạng lưới Sinh viên Erasmus – Hà Lan nói với tờ PIE News rằng các sinh viên quốc tế không thể tìm được nhà ở và liên hệ với tổ chức này liên tục nhiều lần trong ngày: “Chúng tôi đã nhận được hàng chục câu hỏi về chỗ ở trong vài tháng qua. Một trong những vấn đề lớn nhất là rất nhiều căn hộ chỉ muốn học sinh nữ và / hoặc người Hà Lan. Đôi khi yêu cầu này đến từ chủ nhà hoặc bởi chính những người thuê nhà cũ, các sinh viên đã sống trong căn hộ chia sẻ không muốn ở cùng sinh viên quốc tế, ”

Ngoài ra, Schröder nói với The PIE, điều phổ biến ở Hà Lan là các buổi tối 'hospiteer', nơi có tới 15 người được mời đến thăm một căn phòng để chủ nhà có thể tìm hiểu các ứng cử viên, cô nói thêm: “Đối với sinh viên quốc tế, rất khó để họ có thể được nhận khi họ không nói tiếng Hà Lan”. Trong khi nhu cầu về nhà ở ngày càng tang, giá của các phòng trọ cho sinh viên trong nước cũng tăng lên. Theo trang web nhà ở Hà Lan Kamernet, trong năm 2017 sinh viên trả tiền thuê trung bình 385 € mỗi tháng cho một căn phòng, nhưng trong nửa đầu năm 2018, nó đã tăng lên 403 € (tăng 5%). Cô Kamernet tiết lộ rằng với mức tiền thuê trung bình là € 571 mỗi tháng (tăng 4.92%), Amsterdam vẫn là thành phố đắt đỏ nhất cho một sinh viên sống ở Hà Lan. Tại Utrecht, chi phí đã tăng 5,7%, trong khi ở Eindhoven giá thuê trung bình tăng 5,2%. Việc tìm kiếm một căn phòng đôi khi khó khăn cho cả sinh viên Hà Lan và sinh viên quốc tế bởi bạn thực sự phải cạnh tranh với tất cả những người khác.

Đây không phải là lần đầu tiên việc không đủ chỗ ở tại một số thành phố của Hà Lan đã được đưa lên hàng đầu. Trong năm 2017, một số sinh viên quốc tế đã phải nghỉ mát để ở trong một khu cắm trại ở Utrecht và trung tâm tị nạn ở Groningen. Để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện tại của Groningen, hội sinh viên của Học viện Dân chủ Groningen đã tổ chức các cuộc biểu tình, tranh luận khi cho biết một số sinh viên quốc tế vẫn phải ngủ trong lều, khách sạn đắt tiền hoặc ký túc xá, hoặc trên chiếc ghế công cộng”.

Tổ chức này đã đăng trên phương tiện truyền thông với nội dung sau: “Thành phố Groningen gần đây trở nên vô cùng hỗn loạn do cuộc khủng hoảng nhà ở nghiêm trọng, và đặc biệt ảnh hưởng tới các sinh viên quốc tế. Điều đáng ra phải là một khởi đầu tốt đẹp cho năm học mới, thì lại mang đến cho các sinh viên những cảm giác căng thẳng khi thành phố không đủ cơ sở vật chất để cung cấp chỗ ở cho tất cả các sinh viên. Đã đến lúc các trường đại học cần hành động. Tất cả sinh viên xứng đáng được chào đón nồng nhiệt ở Groningen và không đáng để bị đối xử như vậy.” 

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply