Du học sinh kể: “Đang ngủ thì thấy giường rung…”

0

Sẵn sàng du học – “Chung phòng, chia giường tầng với một bạn khác, buổi tối đang nằm thì thấy giường rung. Tôi lờ mờ hiểu ra câu chuyện, lặng lẽ ra phòng khách”, Trang kể.

Hoàng Thu Trang – một du học sinh Mỹ nay đã hoàn tất việc học và đang làm việc tại Amazon, Mỹ kể về những trải nghiệm của cô ở nước Mỹ. Trang cũng đưa ra các kỹ năng người Việt cần chuẩn bị trước khi sang Mỹ du học.

hoi-du-hoc-sinh-my-2

Suýt khóc vì bạn cùng phòng

Chuyện kể rằng A và B sống chung phòng trong ký túc. Một ngày nọ A đi tắm, đang quấn khăn quanh người để về phòng mặc đồ thì thấy cửa phòng không mở được. Sau này, A mới biết hóa ra B dẫn bạn trai về nên quyết định nhốt A luôn ở ngoài, khiến cho A chỉ có thể dở khóc dở cười diễn thời trang khăn tắm với các bạn cùng ký túc.

Thế nhưng có một cô bé ngồi nghe chuyện của A chẳng mảy may xúc động tí nào. Cô thở dài, cách đây rất nhiều năm rồi cô chung phòng, chia giường tầng với một bạn khác. Buổi tối đang nằm thì thấy giường rung. Cô lờ mờ hiểu ra câu chuyện, lặng lẽ bò khỏi giường chạy ra phòng khách.

Anh bạn người Đức đang nửa nằm nửa ngồi xem ti vi ở phòng khách hỏi cô: “Sao nửa đêm mày ra đây làm gì?” Cô lúng búng, thỏ thẻ kể chuyện mới xảy ra. Thằng Đức vỗ đùi cười, trêu chọc: “Sao mày không chơi chung với tụi nó luôn?”. Cô … suýt khóc.

Hoàng Thu Trang – một du học sinh Mỹ nay đã hoàn tất việc học và đang làm việc tại Amazon, Mỹ kể về những trải nghiệm của cô ở nước Mỹ. Trang cũng đưa ra các kỹ năng người Việt cần chuẩn bị trước khi sang Mỹ du học.

Suýt khóc vì bạn cùng phòng

Chuyện kể rằng A và B sống chung phòng trong ký túc. Một ngày nọ A đi tắm, đang quấn khăn quanh người để về phòng mặc đồ thì thấy cửa phòng không mở được. Sau này, A mới biết hóa ra B dẫn bạn trai về nên quyết định nhốt A luôn ở ngoài, khiến cho A chỉ có thể dở khóc dở cười diễn thời trang khăn tắm với các bạn cùng ký túc.

Thế nhưng có một cô bé ngồi nghe chuyện của A chẳng mảy may xúc động tí nào. Cô thở dài, cách đây rất nhiều năm rồi cô chung phòng, chia giường tầng với một bạn khác. Buổi tối đang nằm thì thấy giường rung. Cô lờ mờ hiểu ra câu chuyện, lặng lẽ bò khỏi giường chạy ra phòng khách.

Anh bạn người Đức đang nửa nằm nửa ngồi xem ti vi ở phòng khách hỏi cô: “Sao nửa đêm mày ra đây làm gì?” Cô lúng búng, thỏ thẻ kể chuyện mới xảy ra. Thằng Đức vỗ đùi cười, trêu chọc: “Sao mày không chơi chung với tụi nó luôn?”. Cô … suýt khóc.

Lại quay lại câu chuyện của A, nếu A là người Mỹ, có người nhà trong khu vực, phụ huynh có thể đến “ý kiến” với trường để chuyển phòng hoặc cảnh cáo bạn B. Chỉ mỗi tội A là người Việt, làm gì có bố có mẹ ở đây để mà kiến với nghị. Cho nên phụ huynh nào đã cho con đi Mỹ, ở ký túc thì cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để giáo dục giới tính cho con (đặc biệt là con gái).Cô nhận ra rằng quan hệ tình cảm ở phương Tây, khác rất nhiều so với việc cầm tay cũng đỏ mặt ở Việt Nam. Giá như các bố các mẹ hiểu được điều này, mô tả cho bé thật kỹ càng chuyện xảy ra giữa nam và nữ, chuẩn bị cho cô tâm lý rằng chuyện đó không phải là gì đáng xấu hổ trên đất Mỹ thì chắc cô không cười không được, mếu không xong như vậy.

Tự hào vì những câu chuyện rất con người

Năm lớp 7 (ở Việt Nam-PV), có một bạn trong lớp “đến tháng” thế là dây khắp nơi, bị các bạn nam trong lớp cười chê. Thật sự rất xấu hổ.

Lên bậc THPT, tôi sang bên này, cũng có lần “bị” đột xuất mà không biết làm thế nào. Tôi nói với mấy bạn xung quanh là “ngày đó của tháng” làm chúng nó không hiểu gì. Tự dưng có một bạn trai hỏi: “Mày đang bị chứ gì?” (You have period right?) thế là tôi đỏ hết cả mặt. Kết quả bạn đó kéo tôi qua một cô bạn thân của mình để tôi mượn đồ dùng phụ nữ.

Sau đấy tôi có hỏi: “Mày không thấy nó khá là đáng xấu hổ à?”. Cậu trai bảo tôi rằng: “Chẳng có gì mà xấu hổ. Thực ra chúng mày rất thiệt thòi vì tháng nào cũng có nên những ngày đó bọn tao cũng nên biết điều hơn thôi”.

Có những việc ở Việt Nam, con gái được dạy là phải giữ ý nên con trai mặc nhiên coi đó là một vết nhơ để trêu con gái. Nhưng nếu phụ huynh ở Việt Nam giáo dục rằng con gái có cái đó không hẳn là xấu hổ và dặn con trai mình đừng có cười hô hố lúc nhìn thấy các bạn gái khó xử, thì chúng tôi đã không phải bối rối đến thế.
Lại quay lại câu chuyện của A, nếu A là người Mỹ, có người nhà trong khu vực, phụ huynh có thể đến “ý kiến” với trường để chuyển phòng hoặc cảnh cáo bạn B. Chỉ mỗi tội A là người Việt, làm gì có bố có mẹ ở đây để mà kiến với nghị. Cho nên phụ huynh nào đã cho con đi Mỹ, ở ký túc thì cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để giáo dục giới tính cho con (đặc biệt là con gái).Cô nhận ra rằng quan hệ tình cảm ở phương Tây, khác rất nhiều so với việc cầm tay cũng đỏ mặt ở Việt Nam. Giá như các bố các mẹ hiểu được điều này, mô tả cho bé thật kỹ càng chuyện xảy ra giữa nam và nữ, chuẩn bị cho cô tâm lý rằng chuyện đó không phải là gì đáng xấu hổ trên đất Mỹ thì chắc cô không cười không được, mếu không xong như vậy.

Tự hào vì những câu chuyện rất con người

Năm lớp 7 (ở Việt Nam-PV), có một bạn trong lớp “đến tháng” thế là dây khắp nơi, bị các bạn nam trong lớp cười chê. Thật sự rất xấu hổ.

Lên bậc THPT, tôi sang bên này, cũng có lần “bị” đột xuất mà không biết làm thế nào. Tôi nói với mấy bạn xung quanh là “ngày đó của tháng” làm chúng nó không hiểu gì. Tự dưng có một bạn trai hỏi: “Mày đang bị chứ gì?” (You have period right?) thế là tôi đỏ hết cả mặt. Kết quả bạn đó kéo tôi qua một cô bạn thân của mình để tôi mượn đồ dùng phụ nữ.

Sau đấy tôi có hỏi: “Mày không thấy nó khá là đáng xấu hổ à?”. Cậu trai bảo tôi rằng: “Chẳng có gì mà xấu hổ. Thực ra chúng mày rất thiệt thòi vì tháng nào cũng có nên những ngày đó bọn tao cũng nên biết điều hơn thôi”.

Có những việc ở Việt Nam, con gái được dạy là phải giữ ý nên con trai mặc nhiên coi đó là một vết nhơ để trêu con gái. Nhưng nếu phụ huynh ở Việt Nam giáo dục rằng con gái có cái đó không hẳn là xấu hổ và dặn con trai mình đừng có cười hô hố lúc nhìn thấy các bạn gái khó xử, thì chúng tôi đã không phải bối rối đến thế.

Thái Hải (SSDH) – Theo Vietnamnet

Share.

Leave A Reply